Phân tích và dự báo rủi ro tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần lương thực bình trị thiên (Trang 42 - 43)

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau như: hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính. Mỗi hoạt động có đặc điểm riêng, xuất hiện những rủi ro riêng.

Rủi ro là sự ngẫu nhiên xuất hiện các biến cố có thể gây ra tổn thất hoặc đưa lại kết quả không như mong đợi. Thuật ngữ rủi ro được sử dụng với ý nghĩa như là sự không chắc chắn ở thời điểm hiện tại về kết quả kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp trong tương lai. Trên góc độ tài chính, rủi ro có thể được xem như là sự không chắc chắn hay sự sai lệch của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Những khoản đầu tư nào có khả năng sai lệch càng lớn được xem như có rủi ro lớn hơn.

Rủi ro tài chính là sự bất trắc, sự không ổn định có thể do lường được, có thể đưa đến những tổn thất, mất mát thiệt hại hoặc làm mất đi những cơ hội sinh lời, nhưng cũng có thể đưa đến những lợi ích, những cơ hội thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp [10,251-252].

Rủi ro tài chính gắn liền với mức độ sử dụng nợ, với cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp và mức độ tăng rủi ro cùng với mức tăng của nợ. Ngoài ra, rủi ro tài chính còn được phản ánh qua khả năng thanh toán cũng như tình hình quản lý hàng tồn kho và tình hình thu hồi các khoản công nợ của doanh nghiệp. Phân tích rủi ro tài chính được tiến hành thông qua nghiên cứu diễn biến của các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính, tình hình và khả năng thanh toán, các tỷ số hoạt động.

Phương pháp xác định rủi ro: Để đo lường rủi ro, người ta dùng phân phối xác suất với hai tham số đo lường là giá trị kỳ vọng và độ lệch chuẩn.

- Giá trị kỳ vọng: Còn gọi là giá trị bình quân gia quyền của các trị số khác nhau, chiếm tỷ trọng khác nhau trong một tập hợp quan sát.

E(R) = ∑Ri x Pi

Trong đó: E(R) là giá trị kỳ vọng

Ri là giá trị ứng với khả năng i Pi là xác suất xảy ra khả năng i

- Độ lệch chuẩn: Để đo lường độ phân tán hay sai biệt giữa giá trị thực tế ứng với từng trường hợp so với giá trị kỳ vọng.

δ = √∑(Ri – E(R))2 x Pi

- Hệ số biến thiên: là tỷ số so sánh giữa độ lệch chuẩn và giá trị kỳ vọng.

δ

CV =

E(R)

Trong đó: CV là hệ số biến thiên δ là độ lệch chuẩn

Để cung cấp thông tin thích hợp cho nhà quản trị dự báo rủi ro tài chính, chúng ta cần thực hiện các bước sau:

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần lương thực bình trị thiên (Trang 42 - 43)