Phân tích tình hình và khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần lương thực bình trị thiên (Trang 30 - 34)

* Phân tích tình hình thanh toán

Chất lượng hoạt động tài chính của doanh nghiệp tốt hay xấu phụ thuộc chủ yếu vào tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Nếu hoạt động tốt, doanh

Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn vốn tài trợ thường xuyên =

Hệ số nguồn vốn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn =

Hệ số giữa tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn =

nghiệp sẽ có ít công nợ, ít bị chiếm dụng vốn và cũng ít đi chiếm dụng vốn. Ngược lại, nếu hoạt động tài chính kém, doanh nghiệp sẽ phải đương đầu với các khoản công nợ kéo dài. Phân tích tình hình thanh toán là việc xem xét tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp, qua đó có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quả hoạt động tài chính.

Để phân tích tình hình thanh toán các khoản phải thu, nhà phân tích trước tiên cần xem xét sự biến động các khoản nợ phải thu trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải thu giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc nhằm đánh giá chung tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Sau đó tính ra tỷ lệ các khoản phải thu so với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả.

Nợ phải thu Tổng số các khoản nợ

phải thu, phải trả

Đây là chỉ tiêu nhằm đánh giá mối quan hệ giữa các khoản nợ phải thu với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả. Nó cho biết, trong tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả thì nợ phải thu chiếm bao nhiêu %. Nếu tỷ lệ này lớn hơn 50%, nghĩa là các khoản phải thu lớn hơn các khoản phải trả thì doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn. Ngược lại thì doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn của người khác. Chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn trong hoạt động kinh doanh là điều bình thường, tuy nhiên cần xem xét tính hợp lý để có biện pháp quản lý công nợ tốt hơn.

Để phân tích tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả, nhà phân tích cần so sánh các khoản nợ phải trả trên tổng số cũng như trên từng khoản nợ phải trả kỳ phân tích so với kỳ gốc cả về số tuyệt đối và số tương đối, đồng thời phân tích thời hạn của các khoản nợ. Trên có sở đó, xác định nguyên nhân làm khê đọng các khoản công nợ và kiến nghị các giải pháp thiết thực nhằm giải quyết. Sau đó, tính ra tỷ lệ các khoản phải trả so với tổng số các

Tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với tổng số các khoản nợ phải thu, phải

trả

Nợ phải trả Tổng số các khoản nợ

phải thu, phải trả

Thực chất, chỉ tiêu này là nghịch đảo của chỉ tiêu “tỷ lệ các khoản nợ phải thu so với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả”, nó phản ánh so với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả thì các khoản nợ phải trả chiếm bao nhiêu %.

Việc tiến hành phân tích đồng thời các khoản phải thu, phải trả sẽ giúp doanh nghiệp cân đối công nợ, tiến tới làm chủ tình hình tài chính của mnình.

* Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Phân tích các khả năng thanh toán giúp nhà quản lý biết được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai, cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Tình hình tài chính lành mạnh có nghĩa doanh nghiệp có khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn, các khoản nợ đến hạn và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp tốt. Việc không đảm bảo khả năng thanh toán có thể dẫn đến việc doanh nghiệp phải ngừng hoạt động hoặc gặp những vấn đề khó khăn như: hạn chế sự phát triển của doanh nghiệp, không tận dụng được các cơ hội tốt và có thể bị mất quyền kiểm soát; mất lòng tin với các chủ nợ, và có thể phải đối mặt với các vấn đề pháp lý; khi lâm vào tình trạng thiếu khả năng thanh toán, doanh nghiệp có thể phải thay đổi các chính sách và điều kiện tín dụng thương mại làm ảnh hưởng đến doanh thu và thị phần...

Như vậy, việc duy trì và đảm bảo khả năng thanh toán là cơ sở để doanh nghiệp tăng thêm uy tín đối với các chủ nợ ngắn hạn (ngân hàng, nhà cung cấp...) đảm bảo các nhu cầu thanh toán, các cam kết trả nợ khi đến hạn,

Tỷ lệ các khoản nợ phải trả so với tổng số các khoản nợ phải thu, phải trả =

giảm chi phí tài chính khi có nhu cầu về vốn. Tuy nhiên, việc duy trì mức thanh toán cao sẽ làm giảm khả năng sinh lời, do đó doanh nghiệp cần xác định một định mức thanh toán hợp lý để vừa bảo đảm được khả năng thanh toán vừa đạt tỷ lệ sinh lời cao nhất. Điều đó phụ thuộc vào hoạt động phân tích tài chính trong doanh nghiệp.

Các hệ số thành toán sẽ cung cấp cho nhà phân tích về khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở một thời kỳ. Để phân tích khả năng thanh toán, ngoài các hệ số thanh toán như: hệ số khả năng thanh toán hiện hành, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh các nhà phân tích còn sử dụng hệ số khả năng thanh toán:

Khả năng thanh toán Nhu cầu thanh toán

“Khả năng thanh toán” là số tiền có thể dùng để thanh toán; còn “Nhu cầu thanh toán” là số tiền phải thanh toán. Hệ số khả năng thanh toán phản ánh mối quan hệ giữa khả năng thanh toán và nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. Hệ số khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá khả năng thanh toán và tình hình thanh toán của doanh nghiệp.

Nếu hệ số này lớn hơn 1, chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng trang trải hết công nợ, tình hình tài chính là ổn định khả quan. Ngược lại, nếu nhỏ hơn 1, doanh nghiệp không có khả năng trang trải hết công nợ, thực trạng tài chính của doanh nghiệp là không bình thường, tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và hoạt động tài chính bắt đầu có những dấu hiệu không lành mạnh. Trị số của chỉ tiêu càng nhỏ hơn 1, doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn mất dần khả năng thanh toán và thậm chí có nguy cơ phá sản.

Để đánh giá khả năng thanh toán sử dụng các chỉ tiêu: Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh. Các chỉ tiêu này được tính theo công thức sau:

Hệ số khả năng Tổng giá trị thuần của tài sản ngắn hạn thanh toán =

nợ ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn

Tổng tiền và các khoản tương đương tiền

Tổng nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần lương thực bình trị thiên (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w