Tài nguyên, Khoáng sản

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần lương thực bình trị thiên (Trang 49 - 50)

Tài nguyên đất được chia thành hai hệ chính: đất phù sa ở vùng đồng bằng và pheralit ở vùng đồi núi với 15 loại và các nhóm chính như sau: nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu ở địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5,9% và đất phù sa chiếm 2,8% diện tích.

Quảng Bình có nhiều khoáng sản kim loại quý như vàng, sắt, titan, Pyrit, chì, kẽm và một số khoáng sản phi kim loại như: đá vôi, cát thạch anh, cao lanh có trữ lượng lớn hơn 36 triệu tấn và khoáng sản phi kim loại khác có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp sản xuất xi măng, sành sứ, thủy tinh và các loại vật liệu xây dựng khác. Quảng Bình có một số suối nước khoáng, đặc biệt là suối nước khoáng Bang có nhiệt độ sôi tự nhiên 1.0500C,

là lợi thế để phát triển công nghiệp sản xuất nứớc giải khát, phát triển khu du lịch và điều dưỡng.

Quảng Bình có bờ biển dài 116,04km2, với 5 cửa sông trong đó có hai cửa sông lớn, có cảng Nhật Lệ, cảng Gianh, cảng Hòn La, Vịnh Hòn La có diện tích mặt nước 4 km2, có độ sâu trên 15m và xung quanh có các đảo che chắn : Hòn La, Hòn Cọ, Hòn Chùa có thể cho phép tàu 3-5 vạn tấn vào cảng. Bờ biển có nhiều thắng cảnh đẹp, cùng với thềm lục địa rộng gấp 2,6 lần diện tích đất liền tạo cho Quảng Bình có một ngư trường rộng lớn với trữ lượng khoảng 10 vạn tấn và phong phú về loài. Phía Bắc Quảng Bình có dãi san hô trắng với diện tích hàng chục ha, đó là nguồn nguyên liệu quý cho sản xuất hàng mỹ nghệ và tạo ra vùng sinh thái của hệ san hô. Điều đó cho phép phát triển nền kinh tế tổng hợp vùng ven biển.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần lương thực bình trị thiên (Trang 49 - 50)