Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần lương thực bình trị thiên (Trang 27 - 30)

Bất kỳ một doanh nghiệp nào để đi vào hoạt động thì cũng phải huy động được một lượng vốn chủ sở hữu đảm bảo cho nhu cầu thiết yếu về tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Quá trình hoạt động của doanh nghiệp sẽ tiếp tục hình thành nên các khoản chiếm dụng vốn tạm thời, vốn vay ngắn hạn, vốn vay dài hạn đồng thời với sự tích luỹ dần về vốn chủ sở hữu. Thực chất của phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh là việc xem xét mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản, nói cách khác là việc phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp.

* Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Nguồn tài trợ tương ứng cho hai loại tài sản này là nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn trong doanh nghiệp bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, còn nguồn vốn dài hạn bao gồm nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn dài hạn trước hết được đầu tư để hình thành tài sản dài hạn, nguồn vốn ngắn hạn và phần dư của nguồn vốn dài hạn được đầu tư vào tài sản ngắn hạn.

Trong mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, sẽ là hợp lý nếu tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn vì điều này chứng tỏ doanh nghiệp giữ vững mối quan hệ cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn,

Hệ số tài sản trên vốn chủ sở

sử dụng đúng mục đích nợ ngắn hạn. Đồng thời nó cũng chỉ ra một sự hợp lý trong chu kỳ luân chuyển tài sản ngắn hạn với chu kỳ thanh toán nợ ngắn hạn. Ngược lại, nếu tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn thì đây là dấu hiệu cho thấy một phần nguồn vốn ngắn hạn đã được đầu tư vào tài sản dài hạn. Khi đó, chu kỳ luân chuyển tài sản khác với chu kỳ thanh toán nên dễ dẫn đến những vi phạm nguyên tắc tín dụng và có thể đưa đến một hệ quả tài chính không tốt.

Trong mối quan hệ giữa tài sản dài hạn với nợ dài hạn, nếu tài sản dài hạn lớn hơn nợ dài hạn và phần thiếu hụt được bù đắp từ vốn chủ sở hữu thì là điều hợp lý vì khi đó doanh nghiệp đã sử dụng đúng mục đích nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên nếu phần thiếu hụt được bù đắp bằng nợ ngắn hạn thì lại bất hợp lý vì nó làm mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Nếu tài sản dài hạn nhỏ hơn nợ dài hạn thì chứng tỏ một phần nợ dài hạn đã được chuyển vào tài trợ tài sản ngắn hạn. Điều này vừa làm lãng phí chi phí lãi vay nợ dài hạn vừa thể hiện sử dụng sai mục đích nợ dài hạn.

Ngoài ra, khi phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, người phân tích cũng cần chú trọng đến vốn hoạt động thuần (còn gọi là vốn ngắn hạn thường xuyên) là số vốn mà doanh nghiệp không cần phải vay mượn hay đi chiếm dụng, được sử dụng để duy trì những hoạt động bình thường, diễn ra thường xuyên tại doanh nghiệp. Vốn hoạt động thuần có thể tính theo một trong hai cách sau:

Vốn hoạt động thuần = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn Hoặc: Vốn hoạt động thuần Nguồn tài trợ thường xuyên Tài sản dài hạn

Trong đó, nguồn tài trợ thường xuyên là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng thường xuyên lâu dài, bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay, nợ dài hạn, trung hạn trong hạn.

Nếu vốn hoạt động thuần lớn hơn 0 thì đây là dấu hiệu tài chính bình thường hay khả quan, thể hiện sự cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nguồn vốn ngắn hạn hoặc cân đối giữa nguồn vốn dài hạn với tài sản dài hạn. Cân bằng tài chính trong trường hợp này gọi là cân bằng tốt.

Ngược lại nhỏ hơn 0 sẽ thể hiện một sự mất cân đối giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn và mất cân đối giữa nguồn tài trợ thường xuyên với tài sản dài hạn. Điều này chỉ ra rằng doanh nghiệp dùng nguồn tài trợ tạm thời cho cả tài sản dài hạn và nếu tình trạng này kéo dài thì có thể dẫn đến tình trạng tài chính của doanh nghiệp có thể mất dần và đi đến bờ vực phá sản. Và tất nhiên, cân bằng tài chính trong trường hợp này là cân bằng xấu.

* Phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh.

Để phân tích tình hình bảo đảm vốn cho hoạt động kinh doanh, nhà phân tích cần tính ra và so sánh các chỉ tiêu sau:

+ Hệ số tài trợ thường xuyên

Nguồn tài trợ thường xuyên Tổng nguồn vốn

Hệ số này cho biết, so với tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn tài trợ thường xuyên chiếm mấy phần. Trị số này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về tài chính càng cao và ngược lại.

+ Hệ số tài trợ tạm thời

Nguồn tài trợ tạm thời Tổng nguồn vốn

Nguồn tài trợ tạm thời là nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh trong một thời gian ngắn. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay nợ ngắn hạn, vay nợ quá hạn và các khoản chiếm dụng bất hợp pháp của người bán, người mua, người lao động (mua hàng mà không có thanh toán, bán hàng mà không giao hàng, thuê công nhân mà không trả lương...).

Hệ số tài trợ thường xuyên

=

Tương tự như hệ số tài trợ thường xuyên, hệ số tài trợ tạm thời cho biết, so với tổng nguồn tài trợ, nguồn tài trợ tạm thời chiếm mấy phần. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ tính ổn định về mặt tài chính của doanh nghiệp càng thấp và ngược lại.

+ Hệ số vốn chủ sở hữu so với nguồn tài trợ thưòng xuyên

Vốn chủ sở hữu

Nguồn tài trợ thường xuyên

Thông qua chỉ tiêu này, nhà phân tích thấy được trong tổng số nguồn tài trợ thường xuyên, số vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn thì tính tự chủ và độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

+ Hệ số nguồn tài trợ thường xuyên so với tài sản dài hạn

Nguồn tài trợ thường xuyên Tài sản dài hạn

Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ của tài sản dài hạn bằng nguồn vốn thường xuyên. Trị số của chỉ tiêu càng lớn thì tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.

+Hệ số tài sản ngắn hạn so với nợ ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Với chỉ tiêu này người phân tích biết mức độ tài trợ tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn là cao hay thấp. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn hơn 1 thì tính ổn định và bền vững về tài chính của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính tại công ty cổ phần lương thực bình trị thiên (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w