KIM NGẠCH NHẬP KHẨU ĐÈN CẦY TRUNG QUỐC TỪ 1990-

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của vụ kiện chống bán phá giá hoa kỳ đối với hoạt (Trang 49 - 53)

Trong cuộc điều tra ban đầu, NCA xác định có 44 cơ sở và tập đoàn CNPC (China Native Products Corporation) xác định có 11 cơ sở chuyên sản xuất sản phẩm Đèn cầy xuất khẩu. Có rất nhiều nhà sản xuất là các doanh nghiệp hoạt động ở các vùng quê và theo mô hình sản xuất không tập trung. CNPC là tập đoàn xuất nhập khẩu và là một trong những nhà xuất khẩu sản phẩm Đèn cầy lớn của Trung Quốc. CNPC thu mua sản phẩm Đèn cầy từ các nhà sản xuất/ cơ sở sản xuất Đèn cầy xuất khẩu và xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.

Theo thông tin đệ trình lên Ban điều tra trong đợt rà soát lần 2, NCA xác định có khoảng 70 nhà sản xuất/ xuất khẩu sản phẩm Đèn cầy hoạt động tại Trung Quốc. Bảng câu hỏi điều tra đã được fax đến 41 nhà sản xuất/ xuất khẩu trong số đó và họ không phản hồi bất kỳ thông tin gì. Do đó, Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh đã trực tiếp liên hệ với Phòng Thương mại Trung Quốc và một số nhà sản xuất/ xuất khẩu riêng lẻ để thu thập thông tin về ngành công nghiệp Đèn cầy của

Trung Quốc. Phòng Thương mại Trung Quốc phản hồi có 104 doanh nghiệp Trung Quốc hoạt động trong ngành sản xuất xuất khẩu Đèn cầy. Tuy nhiên, thực tế thì số lượng nhà sản xuất/ xuất khẩu này có thể ít hơn 104 bởi vì có một số doanh nghiệp có thể có nhiều tên khác nhau. Đại sứ Quán Hoa Kỳ tại Bắc Kinh đã cố gắng liên hệ với 89 nhà sản xuất trong số đó và kết quả phản hồi như sau: có 8 doanh nghiệp cung cấp rất ít thông tin về hoạt động sản xuất Đèn cầy; 11 doanh nghiệp xác nhận rằng họ không còn xuất khẩu Đèn cầy nữa; 11 doanh nghiệp từ chối không cung cấp bất kỳ thông tin gì; và 59 doanh nghiệp khác không thể liên hệ được hay tìm ra trụ sở.

Các nhà sản xuất Trung Quốc đã tận dụng nguồn nhân công dồi dào để sản xuất thay vì đầu tư các trang thiết bị sản xuất với chi phí đầu tư lớn do đó giá thành sản xuất của sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc rất cạnh tranh. Ngoài phương pháp sản xuất truyền thống ra, kể từ khi Hoa Kỳ áp dụng Chính sách Chống bán phá giá đối với sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc, các nhà sản xuất/ xuất khẩu của Trung Quốc đã sáng chế ra một số trang thiết bị đơn giản với chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả cao giúp tăng năng suất sản xuất đáng kể. Đồng thời, các nhà sản xuất/ xuất khẩu sản phẩm Đèn cầy của Trung Quốc có lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất dồi dào và rẻ- đó là sáp Paraffin- sản phẩm trong quá trình lọc dầu theo sự mở rộng qui mô sản xuất của ngành lọc dầu quốc gia.

Trong hệ thống Thuế quan, sản phẩm Đèn cầy có mã HS 3406.00.00. Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Hoa Kỳ, tổng kim ngạch nhập khẩu của sản phẩm Đèn cầy và kim ngạch nhập khẩu của sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc từ năm 1990 cho đến hết năm 2007 được thể hiện qua bảng 1.

Theo đó, kim ngạch nhập khẩu sản phẩm Đèn cầy của Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ liên tục tăng từ năm 1990 cho đến năm 1998. Mức tăng kim ngạch giữa các năm khá cao và mức tăng bình quân năm trong giai đoạn này khoảng 30%. Cũng trong giai đoạn này, chúng ta thấy nhu cầu tiêu thụ sản phẩm Đèn cầy trên thị trường Hoa Kỳ cũng tăng lên đáng kể. Mức tăng bình quân năm của tổng kim ngạch nhập khẩu được xác định là khoảng 31,5%. Ngoài ra, xem xét 3 năm liên tục 1996- 1997- 1998, chúng ta thấy rằng mức tăng của tổng kim ngạch nhập khẩu cao hơn rất nhiều so với mức tăng kim ngạch nhập khẩu của sản phẩm Trung Quốc và tỉ lệ kim ngạch nhập khẩu sản phẩm Trung Quốc so với tổng kim

ngạch nhập khẩu trong 3 năm này giảm liên tục. Do đó, chúng ta có thể nói, Hoa Kỳ là thị trường tiêu thụ lớn đối với sản phẩm Đèn cầy và Trung Quốc vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường này mặc dù ngày càng nhiều sản phẩm Đèn cầy của Trung Quốc được nhập khẩu vào Hoa Kỳ qua các năm- điều này được thể hiện qua tỉ lệ kim ngạch nhập khẩu của sản phẩm từ Trung Quốc so với tổng kim ngạch nhập khẩu qua các năm.

Bảng: Tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) Đèn cầy của Hoa Kỳ và Kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc giai đoạn 1990-2007

Đơn vị tính: nghìn USD

TỔNG KNNK CỦA HOA KỲ KNNK TỪ TRUNG QUỐC

NĂM KNNK TỔNG MỨC TĂNG/ GIẢMLIÊN HOÀN TRUNG QUỐCKNNK TỪ MỨC TĂNG/ GIẢM LIÊN HOÀN TỈ LỆ SO VỚI TỔNG KNNK

1990 40.075 11.605 28,96% 1991 43.423 8,35% 12.481 7,55% 28,74% 1992 53.239 22,61% 16.094 28,95% 30,23% 1993 67.654 27,08% 24.088 49,67% 35,60% 1994 95.098 40,57% 36.059 49,70% 37,92% 1995 135.725 42,72% 54.490 51,11% 40,15% 1996 197.794 45,73% 68.246 25,24% 34,50% 1997 226.687 14,61% 70.024 2,61% 30,89% 1998 341.750 50,76% 86.180 23,07% 25,22% 1999 484.190 41,68% 131.760 52,89% 27,21% 2000 504.626 4,22% 151.669 15,11% 30,06% 2001 434.779 -13,84% 135.781 -10,48% 31,23% 2002 413.670 -4,86% 161.360 18,84% 39,01% 2003 414.424 0,18% 164.863 2,17% 39,78% 2004 426.257 2,86% 197.353 19,71% 46,30% 2005 414.821 -2,68% 125.994 -36,16% 30,37% 2006 441.730 6,49% 61.021 -51,57% 13,81% 2007 485.153 9,83% 43.044 -29,46% 8,87%

Nguồn: Cục Thống kê Hoa Kỳ

Kỳ được đánh giá là khả quan hơn kể từ khi DOC tiến hành quá trình rà soát 5 năm lần thứ nhất vào năm 1999. Mức thuế chống bán phá giá 54,21% cho giai đoạn 1999- 2004 vẫn không cản trở được sự “xâm nhập” của sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc vào Hoa Kỳ.

BIỂU ĐỒ KNNK TỪ TRUNG QUỐC & TỔNG KNNK CỦA HOA KỲ

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 1 9 9 0 1 9 9 1 1 9 9 2 1 9 9 3 1 9 9 4 1 9 9 5 1 9 9 6 1 9 9 7 1 9 9 8 1 9 9 9 2 0 0 0 2 0 0 1 2 0 0 2 2 0 0 3 2 0 0 4 2 0 0 5 2 0 0 6 2 0 0 7 TỔNG KNNK KNNK TỪ TQ

Do năng suất sản xuất được nâng cao, ngành sản xuất Đèn cầy xuất khẩu của Trung Quốc đã khẳng định khả năng cạnh tranh của sản phẩm mình trên thị trường Hoa Kỳ. Mức tăng kim ngạch nhập khẩu của sản phẩm Trung Quốc trong giai đoạn này cao hơn hẳn mức tăng của tổng kim ngạch nhập khẩu và sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc ngày càng trở nên phổ biến đối với người tiêu dùng Hoa Kỳ với tỉ lệ nhập khẩu sản phẩm Trung Quốc ngày càng cao trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng năm. Tuy nhiên, riêng năm 2001, chúng ta thấy có sự sụt giảm nghiêm trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu nói chung và kim ngạch nhập khẩu sản phẩm Trung Quốc nói riêng. Điều này được giải thích với sự xuất hiện của các sản phẩm Trung Quốc không thuộc phạm vi điều chỉnh của Chính sách Chống bán phá giá- đó là những sản phẩm Đèn cầy làm từ Sáp Cọ và những sản phẩm có ít hơn 50% thành phần Paraffin (ngoại trừ sản phẩm có chứa hơn 50% Sáp Ong). Những sản phẩm này rẻ hơn những sản phẩm Đèn cầy có chứa hơn 50% thành phần Paraffin.

Năm 2004 được xem là năm thành công nhất đối với ngành sản xuất Đèn cầy của

đánh dấu

Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Với kim ngạch xuất khẩu hơn 197 triệu USD trong tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm Đèn cầy hơn 426 triệu USD, sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc đã chiếm hơn 46% thị trường tiêu thụ.

Tuy nhiên, sự suy thoái của ngành sản xuất Đèn cầy Trung Quốc được bằng mức thuế chống bán phá giá 108,30% có hiệu lực từ tháng 2/2005. Kể

từ năm 2005, kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc vào Hoa Kỳ giảm một cách trầm trọng- bình quân giảm khoảng 39%/năm. Nếu như năm 2004, hơn 46% thị trường thuộc về sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc thì tương ứng năm 2005, 2006 và 2007, tỉ lệ ấy chỉ còn 30,37%, 13,81% và 8,87%. Và theo xu hướng này, sản phẩm Đèn cầy Paraffin Trung Quốc sẽ bị loại hoàn toàn ra khỏi thị trường Hoa Kỳ và tất nhiên, ngành sản xuất Đèn cầy Trung Quốc phải gánh chịu những tổn thất lớn lao trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của vụ kiện chống bán phá giá hoa kỳ đối với hoạt (Trang 49 - 53)