Tính toán C

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của vụ kiện chống bán phá giá hoa kỳ đối với hoạt (Trang 47 - 49)

III. TÍNH TOÁN EP, CEP, NV VÀ C

6)Tính toán C

6.1 Điều kiện áp dụng: Giá trị CV được dùng thay giá trị NV khi:

a) Thị trường nước xuất khẩu và nước thứ ba không đủ tiêu chuẩn để tiến hành tính NV theo cách thông thường.

b) Thị trường nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba đủ tiêu chuẩn nhưng do tình trạng thị trường đặc biệt cho nên việc so sánh giá trị thông thường với giá xuất khẩu không phù hợp.

c) Không xác định được các chi khoản chi phí liên quan đến tất cả các giao dịch mua bán.

d) Nếu tồn tại một số giao dịch mua bán nhưng điều kiện thương mại của giao dịch không bình thường (hàng thanh lý, hàng lỗi thời, v.v…) hoặc giao dịch đó xảy ra không cùng khoảng thời gian với các giao dịch tại Hoa Kỳ.

6.2 Nguyên tắc tính CV

DOC dựa vào các tài liệu, dữ liệu do nhà xuất khẩu/xuất khẩu bị kiện cung cấp để xem xét tính toán CV. Nếu như các dữ liệu đó đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc kế toán của quốc gia đó và phản ánh đầy đủ các chi phí sản xuất hàng hoá liên quan thì sẽ được làm cơ sở cho việc tính COM & CV.

CV gồm có 3 thành phần chính như sau:

a) Giá thành sản xuất (Cost of manufacturing- COM): Bao gồm chi phí nguyên nhiên vật liệu, chi phí sản xuất và các chi phí phát sinh trong quy trình sản xuất hàng hoá. Chỉ các chi phí liên quan đến hàng hoá đang bị điều tra xuất vào Hoa Kỳ mới được tính trong CV.

b) Các khoản chi phí thực sự phục vụ việc bán hàng, chi phí chung, chi phí quản lý (Selling, General and Administrative expenses- SG&A) và lợi nhuận của việc kinh doanh sản phẩm tương tự ở thị trường nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba.

Các khoản chi phí tài chính, kiểm kê kho bãi, v.v… không được tính là các khoản chi phí thực sự. Nếu nhà xuất khẩu không trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và không có quan hệ với nhà sản xuất thì các khoản chi phí của nhà sản xuất sẽ được tính gộp với các chi phí của nhà xuất khẩu để xác định CV.

SG&A và lợi nhuận được tính toán theo các nguyên tắc sau:

b.1) Căn cứ chủ yếu vào dữ liệu kinh doanh của thị trường được chọn (nước xuất khẩu hoặc nước thứ ba).

b.2) SG&A và khoản lợi nhuận được xác định bằng giá trị trung bình của sản phẩm nhập khẩu được bán trên thị trường được chọn.

b.3) Lợi nhuận được xác định bằng cách lấy giá bán tại thị trường được chọn trừ đi chi phí sản xuất.

b.4) Chi phí chung và chi phí quản lý (G&A) được tính bằng cách lấy phần trăm giữa chi phí G&A thật sự đã bỏ ra trong năm tài chính và chi phí đã điều chỉnh của hàng hoá đã bán ra trong năm đó rồi nhân với COM.

b.5) Chi phí bán hàng được tính toán dựa vào danh sách các giao dịch mua bán trong nước.

c) Các chi phí thực sự phục vụ việc đóng gói sản phẩm xuất vào Hoa Kỳ. 6.3 Điều chỉnh CV

a) Nếu giá xuất khẩu được DOC xác định theo cách tính CEP thì CV được điều chỉnh giảm với các khoản chi phí như sau: quảng cáo, dịch vụ kỹ thuật, lưu kho bãi trước khi xuất hàng, bảo hành, bản quyền tại nước xuất khẩu.

b) Nếu giá xuất khẩu được DOC xác định theo cách tính EP thông thường thì CV được điều chỉnh như sau:

b.1) Các khoản chi phí được điều chỉnh giảm: quảng cáo, dịch vụ kỹ thuật, lưu kho bãi trước khi xuất hàng, bảo hành, bản quyền tại nước xuất khẩu.

b.2) Các khoản chi phí được điều chỉnh tăng: tài chính, quảng cáo, dịch vụ kỹ thuật, lưu kho bãi trước khi xuất bán, bảo hành và bản quyền tại Hoa Kỳ.

6.4 Ví dụ minh hoạ

Giả sử tồn tại các thông tin sau đối với 1 sản phẩm Pillar 4x6” tại công ty CFL:

GIÁ TRỊ ĐƠN VỊ

STT KHOẢN MỤC KÍ HIỆU VND USD

1 Nguyên vật liệu sản xuất (Materials cost) M 20.000

2 Chi phí nhân công sản xuất (Labor cost) L 2.500

3 Chi phí khác trong sản xuất (Overhead cost) O 1.250

4 Chi phí chung & quản lý G&A (20% tổng CPSX) G&A 4.750

5 Chi phí bán hàng trực tiếp (Direct selling expenses) D 1.500 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 Chi phí bán hàng gián tiếp (Indirect selling expenses) I 1.000

7 Chi phí bảo hành sản phẩm tại Việt Nam WGCVN 397,2

8 Chi phí quảng cáo sản phẩm tại Việt Nam ASCVN 62,8

GIÁ TRỊ ĐƠN VỊ

STT KHOẢN MỤC KÍ HIỆU VND USD

10 Chi phí đóng gói xuất vào Hoa Kỳ (Packaging cost) Pa 7.900

11 Chi phí tài chính tại Hoa Kỳ (Credit Cost) CCHK 0,01

12 Chi phí bảo hành sản phẩm tại Hoa Kỳ WGCHK 0,06

13 Chi phí quảng cáo sản phẩm tại Hoa Kỳ ASCHK 0,03

+ Tỉ giá hối đoái 15.800VND/USD.

a) Tính CV để so sánh với CEP do DOC xác định:

* Tổng chi phí sản xuất (COM) = M + L + O = 23.750VND. * Tổng SG&A = G&A + D + I = 0,2 x COM + D + I = 9.050VND. * CVU chưa điều chỉnh = COM + SG&A + Pr + Pa = 44.620VND. * CVA-CEP điều chỉnh = CVU - WGCVN - ASCVN= 44.160VND Qui đổi tiền tệ: CVA-CEP= 44.160/15.800 = 2,79USD.

b) Tính CV để so sánh với EP do DOC xác định: * CVA-EP = CVA-CEP + CCHK + WGCHK + ASCHK =

= 2,89 USD.

Hộp số 16 (tiếp theo)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của vụ kiện chống bán phá giá hoa kỳ đối với hoạt (Trang 47 - 49)