Nhà nước hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu Tăng 5056 0,32 2 Chi phí tác nghiệp nội địa Giảm 474 0,

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của vụ kiện chống bán phá giá hoa kỳ đối với hoạt (Trang 42 - 47)

III. TÍNH TOÁN EP, CEP, NV VÀ C

1 Nhà nước hoàn thuế nhập khẩu nguyên liệu Tăng 5056 0,32 2 Chi phí tác nghiệp nội địa Giảm 474 0,

2 Chi phí tác nghiệp nội địa Giảm 474 0,03 3 Cước vận tải nội địa Giảm 158 0,01 4 Cước vận tải đường biển Giảm 0,08 0,08 5 Phí bảo hiểm hàng hải Giảm 0,01 0,01 6 Thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ Giảm 0,00 0,00 7 Phí tác nghiệp tại Hoa Kỳ Giảm 0,05 0,05 8 Vận tải nội địa tại Hoa Kỳ Giảm 0,04 0,04 9 Chi phí quảng cáo tại Hoa Kỳ Giảm 0,10 0,10 10 Chi phí quản lý tại Hoa Kỳ Giảm 0,02 0,02 11 Chi phí kho bãi lưu trữ hàng hoá tại Hoa Kỳ Giảm 0,02 0,02 12 Giả định lợi nhuận hợp lý trong giao dịch Giảm 0,25 0,25

TỔNG ĐIỀU CHỈNH (TỔNG TĂNG - TỔNG GIẢM) -0,29

khẩu vào Hoa Kỳ.

Nếu sản phẩm được nhập khẩu và lưu tại kho của một công ty tại Hoa Kỳ có quan hệ với nhà sản xuất/ xuất khẩu thì các khoản chi phí liên quan đến việc đóng gói lại sản phẩm trước khi bán cho người mua độc lập tại Hoa Kỳ sẽ không được tính vào chi phí đóng gói để xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Ví dụ, giá bán sản phẩm đèn cầy Pillar 4x6” của công ty CFL tại thị trường Việt Nam là 37.920VND/sản phẩm. Chi phí đóng gói cho sản phẩm này là 3.160VND/sản phẩm. Cũng với sản phẩm này, do yêu cầu đóng gói đặc biệt của nhà nhập khẩu Hoa Kỳ, chi phí đóng gói để xuất khẩu vào Hoa Kỳ là 7.900VND/sản phẩm. Tỉ giá hối đoái khi thực hiện giao dịch 15.800VND/USD. Khi đó, NV của sản phẩm được xác định như sau:

* Giá bán tại Việt Nam (37.920/15.800) US$2,40

* Chi phí đóng gói cho thị trường Việt Nam (3.160/15.800) US$0,20 * Chi phí đóng gói cho xuất khẩu vào Hoa Kỳ (7.900/15.800) US$0,50

ỵỵ NV sau khi điều chỉnh chi phí đóng gói là: US$2,70

Hộp số 11

5.2 Các khoản phí di chuyển hàng hoá

Các khoản này bao gồm chi phí vận chuyển hàng hoá và các khoản khác như lưu kho bãi, bảo hiểm nội địa, đóng dỡ hàng, môi giới, tác nghiệp, v.v… do nhà sản xuất/ xuất khẩu chi trả sau khi hàng hoá rời khỏi địa điểm đóng hàng xuất. Cách tính NV lúc này cũng tương tự như tính EP và CEP đã trình bày ở trên.

Ví dụ, tiếp theo ví dụ ở phần chi phí đóng gói, chi phí tác nghiệp 474VND/sản phẩm, cước vận tải nội địa 158VND/sản phẩm. Khi đó, NV sau khi điều chỉnh chi phí di chuyển được xác định như sau:

* NV sau khi điều chỉnh chi phí đóng gói US$2,70 * Chi phí tác nghiệp (474/15.800) US$0,03 * Cước vận tải nội địa (158/15.800) US$0,01

ỵỵ NV sau khi điều chỉnh chi phí di chuyển US$2,66

Hộp số 12

5.3 Điều chỉnh do sự khác biệt trong điều kiện kinh doanh

Trong các giao dịch kinh doanh khác nhau, nhà sản xuất/ xuất khẩu có những khoản chi phí khác nhau do điều kiện kinh doanh tại các thị trường khác nhau là

khác nhau. Và do đó, cần có sự điều chỉnh tương ứng trước khi đem so sánh với EP hay CEP.

5.3.1 Các khoản điều chỉnh như sau: a) Chi phí tài chính (Credit cost- CC):

Đây là khoản mục thường được xem xét trong việc điều chỉnh sự khác biệt trong điều kiện kinh doanh. Thông thường, nhà sản xuất/ xuất khẩu sẽ được thanh toán sau một khoảng thời gian nhất định (tuỳ thuộc vào thị trường và các đàm phán đối với từng khách hàng) sau khi xuất hàng. Trong thời gian này, các nhà sản xuất/ xuất khẩu mất một khoản chi phí cơ hội do việc chậm nhận thanh toán tiền hàng. Chi phí tài chính được xác định bằng số ngày chậm nhận thanh toán thực sự và lãi suất vay ngắn hạn cho khoản tiền chậm thanh toán đó.

Chi phí này được xác định theo từng lô hàng xuất và tính bằng công thức sau:

xIxSP DoS DoPR CC 365 − = Trong đó:

DoPR: Ngày nhận thanh toán (Date of payment received) DoS: Ngày xuất hàng (Date of shipment)

I: Lãi suất vay (Interest)

SP: Giá bán đơn vị sản phẩm (Selling price)

Nếu nhà sản xuất/ xuất khẩu tính theo năm tài chính 360 ngày thì công thức trên được điều chỉnh thành:

xIxSP DoS DoPR CC 360 − =

Ví dụ: Giả sử CFL xuất bán 1 lô hàng 2.000 sản phẩm Pillar 4x6” cho 1 nhà nhập khẩu độc lập tại Hoa Kỳ với giá US$2,50/sản phẩm. Ngày CFL xuất hàng là ngày 16 tháng 8 năm 2007 và ngày CFL nhận được thanh toán là ngày 12 tháng 9 năm 2007 (tức 27 ngày sau khi xuất hàng). Lãi suất vay USD tại Hoa Kỳ là 6%/năm. Và sản phẩm tương tự tại thị trường Việt Nam là 37.920VND/sản phẩm và lãi suất vay VND là 12%/năm. Khi đó, chi phí tài chính tại Hoa Kỳ và tại Việt Nam được xác định như sau:

@ Tại Việt Nam: CCVN = 27/365 x 0.12 x 37.920 = 336 VND/sản phẩm/năm. @ Tại Hoa Kỳ: CCHK = 27/365 x 0.06 x 2,50 = 0,011USD/sản phẩm/năm.

b) Chi phí quảng cáo-khuyến mãi (Advertising& Sales Promotion cost- ASC) Nếu hoạt động quảng cáo, khuyến mãi của nhà sản xuất/ xuất khẩu hướng đến người tiêu dùng thì khoản chi phí liên quan sẽ không được xem xét trong việc điều chỉnh giá trị thông thường. Tuy nhiên, nếu hoạt động quảng cáo/ khuyến mãi trên nhằm vào các nhà nhập khẩu, phân phối sỉ hoặc lẻ thì ngược lại.

c) Chi phí dịch vụ kỹ thuật (Technical Service expenses- TSE)

Khoản chi phí này thường áp dụng cho các loại sản phẩm thuộc loại cơ khí công nghiệp. Chỉ những khoản chi phí liên quan đến việc sử dụng các nguyên vật liệu công nghiệp hoặc vận hành máy móc mới được tính là chi phí dịch vụ kỹ thuật. Còn các khoản chi cho dịch vụ nghiên cứu phát triển tính năng sản phẩm trong tương lai sẽ không được tính vào khoản chi dịch vụ kỹ thuật.

d) Chi phí kho bãi trước khi xuất (Pre-shipment Warehousing Cost- PWC) Nếu như nhà sản xuất/ xuất khẩu chứng minh được rằng, sản phẩm trước khi xuất cần được lưu kho theo yêu cầu của một khách hàng thường xuyên nào đó thì khoản chi phí này sẽ được tính trong danh mục điều chỉnh do sự khác biệt điều kiện kinh doanh. Chỉ chi phí lưu kho bãi liên quan đến sản phẩm được yêu cầu mới được tính toán.

Ví dụ, theo yêu cầu của P1 (US) Imports, CFL cần phải đưa 2.000 sản phẩm Pillar 4x6” vào kho APLL 5 ngày trước khi xuất hàng và sản phẩm này đang trong quá trình điều tra chống bán phá giá. Giả sử cũng cùng thời gian này, CFL đưa 500 sản phẩm Votive 2x2” vào kho APLL chuẩn bị xuất cho P1. Và chi phí kho bãi cho đợt hàng này là 5 triệu đồng. Khi đó, chi phí kho bãi tại Việt Nam được tính toán để điều chỉnh như sau:

PWC = 2.000/(2.000 + 500) x 5.000.000 = 4.000.000 VND. Thông thường, không có khoản PWC này phát sinh tại Hoa Kỳ.

Hộp số 14

e) Chi phí bảo hành sản phẩm (Warranty & Guarantee Cost- WGC)

Khoản chi phí này bao gồm các chi phí phát sinh do việc sửa chữa, thay thế linh kiện liên quan trực tiếp đến sản phẩm đang bị điều tra. Các khoản chi phí phát sinh do dịch vụ hậu mãi không liên quan đến việc bảo hành sản phẩm sẽ không được tính. Nếu thời hạn bảo hành sản phẩm vượt quá thời gian điều tra

hoặc tái xét thì chi phí này sẽ được tính bình quân cho từng sản phẩm trong ba năm trước đó.

Hộp số 15

Ví dụ, CFL có chính sách bảo hành sản phẩm trong việc đốt không khói và móp méo sản phẩm. Theo thống kê của CFL trong 3 năm qua, tại Việt Nam, chi phí thay thế sản phẩm không đạt chuẩn là 1% trị giá bán và chi phí cho nhân viên thực hiện dịch vụ là 0,4% trị giá bán. Trong khi tại Hoa Kỳ, chi phí thay thế sản phẩm không đạt bị nhà nhập khẩu phàn nàn lên đến 2.25% trị giá sản phẩm. Khi đó, chi phí bảo hành sản phẩm tại Việt Nam và Hoa Kỳ được xác định như sau:

+ Tại Việt Nam: WGCVN = 0,01 x 37.920 = 379,2 VND/sản phẩm. + Tại Hoa Kỳ: WGCHK = 0,0225 x 2,50 = 0,05625 USD/sản phẩm.

f) Chi phí bản quyền (Royalty cost- RC)

Đây là khoản chi phí phải trả khi nhà sản xuất/ xuất khẩu kinh doanh sản phẩm theo sự nhượng quyền của công ty khác.

5.3.2 Tiến hành điều chỉnh giá trị thông thường NV a) Điều chỉnh NV khi dùng EP

Khi so sánh EP & NV, các khoản chi phí (tính bằng USD) trong thương mại tại nước xuất khẩu (exporting country- EC) sẽ được loại ra khỏi giá bán (Selling price- SP) tại thị trường nội địa nước xuất khẩu nhưng các khoản chi phí thương mại phát sinh tại thị trường Hoa Kỳ sẽ được tính vào NV.

NV = SPEC-CCEC-ASCEC-TSEEC-PWCEC-WGCEC-

RCEC+CCHK+ASCHK+TSEHK+PWCHK+WGCHK+RCHK

b) Điều chỉnh NV khi dùng CEP

Khi so sánh CEP với NV, các khoản điều chỉnh sau cần được tính đến trước khi so sánh.

b.1 Điều chỉnh CEP từ giá bán tại Hoa Kỳ như sau:

CEPHK = SPHK-CCHK-ASCHK-TSEHK-PWCHK-WGCHK-RCHK

b.2 Điều chỉnh NV từ giá bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của vụ kiện chống bán phá giá hoa kỳ đối với hoạt (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)