ĐÈN CẦY NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của vụ kiện chống bán phá giá hoa kỳ đối với hoạt (Trang 32 - 35)

IV. TÁC ĐỘNG CỦA LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA HOA KỲ

ĐÈN CẦY NHẬP KHẨU TỪ TRUNG QUỐC

Ngày 4/9/1985, Hiệp hội Đèn cầy Quốc gia Hoa Kỳ (National Candle Association- NCA) đệ đơn kiện các nhà sản xuất Đèn cầy Trung Quốc lên DOC & ITC với lý do là ngành sản xuất Đèn cầy của Hoa Kỳ bị thiệt hại do sản phẩm Đèn cầy Paraffin (sau đây được gọi tắt là Đèn cầy) nhập khẩu từ Trung Quốc bị bán phá giá tại thị trường Hoa Kỳ. Ngày 10/07/1986, DOC đã ra quyết định cuối cùng về việc sản phẩm Đèn cầy nhập khẩu từ Trung Quốc được bán “dưới giá công bằng” (Less than Fair value- LTFV). Và ngày 13/08/1986, DOC đã có báo cáo chính thức về thiệt hại của ngành sản xuất trong nước. Ngày 28/08/1986, DOC ban hành Pháp lệnh Chống bán phá giá với mức thuế trung bình 54,21% được áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất & xuất khẩu Trung Quốc. Ngày 04/01/1999, DOC khởi xướng việc rà soát 5 năm lần thứ nhất và quyết định bắt đầu tiến hành rà soát vào ngày 08/04/1999. Ngày 17/06/1999, DOC quyết định giữ mức thuế chống bán phá giá 54,21% cho 5 năm tiếp theo với lý do là ngành sản xuất trong nước vẫn sẽ bị thiệt hại nếu như Pháp lệnh Chống bán phá giá bị huỷ. Sau đó, ngày 08/09/1999, DOC có báo cáo chính thức về thiệt hại của ngành hàng sản xuất trong nước và công bố về việc tiếp tục áp dụng Pháp lệnh Chống bán phá giá cho 5 năm tiếp theo vào ngày 23/09/1999. Kim ngạch Đèn cầy nhập khẩu của tất cả các nhà sản xuất & xuất khẩu Trung Quốc đã được điều tra trong quá trình rà soát.

Kể từ sau đợt rà soát này, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tự chế tạo ra những thiết bị sản xuất đơn giản nhưng năng suất cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường Hoa Kỳ. Với sự đầu tư hiệu quả này, giá thành sản xuất sản phẩm ngày càng giảm. Do đó, giá xuất khẩu của họ ngày càng thấp hơn và sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc ngày càng có lợi thế cạnh tranh về giá so với các nhà sản xuất Đèn cầy Hoa Kỳ. Đây là một trong những nguyên nhân của sự tăng kim ngạch xuất khẩu Đèn cầy của Trung Quốc vào Hoa Kỳ trong giai đoạn 1999- 2004 trước khi mức thuế chống bán phá giá mới được áp dụng.

Vào tháng 08/2002, NCA đệ đơn yêu cầu DOC tiến hành rà soát mức thuế chống bán phá giá đối với các nhà sản xuất & xuất khẩu Đèn cầy Trung Quốc. Thay vì DOC sẽ gửi các bảng câu hỏi điều tra tới các nhà sản xuất/ xuất khẩu của Trung Quốc, DOC lại tiến hành “khảo sát” hơn 90 nhà sản xuất/ xuất khẩu đã từng nằm trong danh sách Chống bán phá giá nhằm xác định liệu toàn bộ các nhà sản xuất/ xuất khẩu này vẫn tiếp tục xuất khẩu Đèn cầy vào Hoa Kỳ trong thời gian DOC tiến hành rà soát hay không. Và do đó, DOC sẽ biết là cần gửi bảng câu hỏi điều tra đến nhà sản xuất/ xuất khẩu nào. Như vậy, DOC đã trì hoãn việc xúc tiến gửi & thu thập thông tin qua bảng câu hỏi điều tra từ các nhà sản xuất/ xuất khẩu của Trung Quốc. Thông qua “khảo sát”, DOC chỉ gửi bảng câu hỏi điều tra đến những nhà sản xuất/ xuất khẩu có xuất khẩu Đèn cầy trong giai đoạn rà soát. Những công ty nào trả lời đầy đủ thông tin và đúng hạn sẽ được xem xét để áp mức thuế mới dựa vào thông tin mà họ trả lời. Và mức này có thể thấp hoặc cao hơn mức 54,21% hiện hành tuỳ theo từng trường hợp. Tuy nhiên, đối với những công ty nào trả lời không đầy đủ, không đúng hạn hoặc không trả lời thì DOC sẽ dựa trên “dữ liệu sẵn có” để xác định mức thuế mới. Và mức 95,22% được áp dụng cho các nhà sản xuất/ xuất khẩu Trung Quốc không hợp tác tích cực với Cơ quan điều tra. Và mức này đầu tiên được áp dụng đối với hai công ty: Shanghai New Star Import Co., Ltd và Dongguan Fay Candle Co., Ltd.

Tuy nhiên, DOC đã không thể thu thập được đầy đủ thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành hàng này do các nhà sản xuất/ xuất khẩu Đèn cầy của Trung Quốc không hợp tác trong việc cung cấp thông tin về hoạt động của mình. Các nhà sản xuất/ xuất khẩu Trung Quốc dựa vào lợi thế về giá và những sự trợ cấp của Chính phủ trong việc khuyến khích xuất khẩu sản phẩm Đèn cầy để tin rằng thuế chống bán phá giả của Hoa Kỳ sẽ không ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu của họ; cho nên, họ đã nghĩ là không cần thiết phải hợp tác với cơ quan điều tra và cũng không cần quan tâm đến mức thuế chống bán phá giá mà bên phía Hoa Kỳ sẽ áp đặt. Trước thái độ không hợp tác này, DOC đã dựa vào “dữ liệu sẵn có” để tính toán mức thuế mới. Ngày 09/09/2003, DOC thông báo về mức thuế mới áp dụng đại trà cho các nhà sản xuất/ xuất khẩu của Trung Quốc có thể là 95,74%. Và nếu mức thuế này được chính thức áp dụng thì hơn 90 công ty trong đợt điều tra trên và những công ty chưa có mức thuế cụ thể sẽ gánh

chịu mức mới này. Ngày 15/09/2003, DOC tiến hành điều tra 23 nhà sản xuất/ xuất khẩu lớn của Trung Quốc và chọn ra 5 nhà sản xuất/ xuất khẩu thuộc dạng “bị đơn bắt buộc” để tiến hành điều tra (những bị đơn này có mức thuế hiện hành từ 13,64% đến 95,74%):

Dongguan Fay Candle Co., Ltd

Smartcord International Co., Ltd (Rich Talent Trading Co., Ltd) Qingdao Kingking Applied Chemistry Co., Ltd

Amstar Business Co., Ltd Jiangsu Holly Corporation.

Sau quá trình rà soát, ngày 15/03/2004, DOC công bố giữ nguyên mức thuế chống bán phá giá ban đầu là 54,21% và mức thuế mới áp dụng cho một số nhà sản xuất/ xuất khẩu Đèn cầy Trung Quốc là 95,95% và mức thuế này có hiệu lực kể từ ngày 15/03/2004. Không có nhà sản xuất/ xuất khẩu nào trong danh sách rà soát đạt được mức thuế thấp hơn mức này.

Đầu năm 2004, các nhà sản xuất Đèn cầy Hoa Kỳ bắt đầu quan tâm đến việc sản xuất các sản phẩm Đèn cầy với Sáp thực vật và học cũng đã gặp phải sự cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại nhập khẩu từ Trung Quốc. Cho nên, đầu tháng 10/2004, NCA đệ đơn lên DOC yêu cầu xem xét và đưa sản phẩm Đèn cầy sản xuất từ dầu cọ và sáp thực vật vào danh sách sản phẩm bị Chống bán phá giá. Sau khi tiến hành xem xét & điều tra, DOC xét thấy Đèn cầy nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn có thể gây ra nhiều thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. Cho nên, ngày 16/12/2004, DOC công bố về việc tiếp tục áp dụng Pháp lệnh Chống bán phá giá đối với sản phẩm Đèn cầy nhập khẩu từ Trung Quốc với mức thuế mới là 108,30% và có hiệu lực bắt đầu từ ngày 25/02/2005.

Các nhà sản xuất Đèn cầy Trung Quốc đã không thể ngờ rằng sự chủ quan và bất hợp tác của họ với vụ kiện đã gây ra hậu quả nghiêm trọng khi DOC “giáng một đòn chí tử” bằng mức thuế chống bán phá giá 108,30%. Với mức thuế này, giá nhập khẩu Đèn cầy từ Trung Quốc tăng đột biến và các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ đã không tìm thấy cơ hội kinh doanh đối với sản phẩm này. Họ đã chuyển dịch nguồn nhập khẩu sang các nước khác, như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, v.v… Sản phẩm Đèn cầy Trung Quốc đang dần bị đẩy lùi ra khỏi thị trường Hoa Kỳ.

Sau khi bị áp mức thuế mới, các nhà sản xuất/ xuất khẩu Đèn cầy Trung Quốc đã cố gắng kháng kiện nhưng họ đã thất bại. Họ đã tiến hành nhiều cuộc vận động hành lang, đàm phán với các nhà sản xuất Hoa Kỳ, vận động các nhà nhập khẩu lên tiếng ủng hộ & bảo vệ họ, thuê tư vấn Luật, v.v… nhưng mọi việc đều đã quá trễ và không thể cứu vãn. Sự thất bại này đã làm cho cả một ngành hàng lớn của Trung Quốc bị thiệt hại nặng nề do sự tụt giảm kim ngạch xuất khẩu vào Hoa Kỳ- thị trường tiêu thụ lớn nhất đối với họ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của vụ kiện chống bán phá giá hoa kỳ đối với hoạt (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)