Xác định và tính toán giá trị thông thường (NV) và giá trị suy định (CV)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của vụ kiện chống bán phá giá hoa kỳ đối với hoạt (Trang 25 - 28)

Giá trị thông thường được xác định vào giá của sản phẩm tương tự được bán cho người tiêu dùng đầu tiên tại nước xuất khẩu hoặc là giá bán của sản phẩm

tương tự tại nước thứ ba nếu như thị trường trong nước không đạt được mức phổ biến của sản phẩm hoặc không thể làm cơ sở so sánh do tính chất đặc biệt của thị trường đó.

Một thị trường được xem là đạt mức độ phổ biến khi tổng số lượng sản phẩm tương tự được bán trên thị trường đó không thấp hơn 5% tổng số lượng của sản phẩm đang bị điều tra được bán cho người mua độc lập tại Hoa Kỳ. Nếu thị trường trong nước không đạt được mức độ phổ biến theo yêu cầu thì NV sẽ được dựa vào nước thứ ba hoặc dựa vào giá trị suy định CV. Mức độ phổ biến của sản phẩm tương tự tại thị trường nước thứ ba này vẫn phải được xem xét giống như đối với thị trường xuất khẩu.

Nếu có nhiều hơn 1 nước thứ ba đạt yêu cầu thì DOC sẽ chọn ra chỉ một nước thứ ba để tính NV theo các tiêu chí sau:

+ Sản phẩm tương tự trên thị trường nước này rất giống với sản phẩm đang bị điều tra bán phá giá vào thị trường Hoa Kỳ.

+ Mức độ phổ biến của sản phẩm tương tự tại thị trường này cao hơn tại các thị trường khác.

+ Và một vài nhân tố khác mà DOC sẽ xem xét trong từng trường hợp. Một thị trường được xem là có tính chất đặc biệt nếu như:

+ Một giao dịch tại thị trường đó đạt tối thiểu 5% tổng số lượng xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

+ Chính phủ của nước đó can thiệp sâu rộng vào điều tiết giá cả thị trường. + Có sự khác biệt lớn trong thị hiếu tiêu dùng ở thị trường đó so với Hoa Kỳ. Tuy nhiên, NV vẫn có thể được xác định thông qua các dữ liệu về chi phí sản xuất nếu như không tìm một nước thứ ba mang tính tương đồng với nước xuất khẩu hoặc giá bán tại các thị trường khác đều thấp hơn chi phí sản xuất sản phẩm (cost of production- COP). Và giá trị này được gọi là giá trị suy định (constructed value- CV).

Có 3 cách tính NV như sau:

a) Cách 1 (Cách tính NV chuẩn): NV là giá của sản phẩm tương tự được bán

trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. Trong trường hợp nhà sản xuất và nhà phân phối tại nước xuất khẩu có quan hệ phụ thuộc (làm cho giá bán của nhà sản xuất cho nhà phân phối có thể thấp hơn giá hơn bình thường) thì có thể lấy giá

bán của nhà phân phối cho người mua độc lập đầu tiên làm NV.

Cách tính NV chuẩn chỉ được áp dụng khi sản phẩm tương tự đáp ứng được hai điều kiện cơ bản sau:

a.1) Sản phẩm tương tự LP được bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại thông thường.

Luật không giải thích như thế nào là điều kiện thương mại thông thường nhưng nếu như LP được bán tại thị trường nội địa hay bán sang một nước thứ ba với mức giá không đủ bù đắp chi phí sản xuất tính theo đơn vị sản phẩm (Giá thành sản xuất + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý + Chi phí chung), tức là bán lỗ vốn, trong một khoảng thời gian dài (6-12 tháng) và bán với số lượng lớn thì được xem là LP không được bán trong điều kiện thương mại thông thường.

a.2) Sản phẩm tương tự phải được bán tại thị trường nội địa nước xuất khẩu với số lượng đáng kể (không thấp hơn 5% số lượng sản phẩm bị điều tra xuất sang nước nhập khẩu).

Ngoài ra, Luật Chống bán phá giá của Hoa Kỳ còn quy định, mặc dù LP đáp ứng được hai yêu cầu trên, nếu thị trường nội địa của nước xuất khẩu đang ở trong tình trạng đặc biệt thì cách tính NV chuẩn vẫn không được áp dụng. Tuy nhiên, nó không qui định rõ như thế nào là tình trạng thị trường đặc biệt, cho nên nó thường được áp dụng một cách tuỳ tiện.

Nếu NV không được tính theo cách tính chuẩn thì có thể lựa chọn hai cách tính sau.

b) Cách 2: NV là giá của sản phẩm tương tự được sản xuất tại một nước thứ ba

có điều kiện tương đồng với nước xuất khẩu; với điều kiện là mức giá này có thể so sánh được và phải mang tính đại diện.

Nếu không tìm ra được nước thứ ba có điều kiện tương đồng thì phải dùng cách 3.

c) Cách 3: Dựa trên mức “giá suy định”. Khi đó, NV sẽ bao gồm chi phí sản

xuất trong điều kiện bình thường (giá thành sản xuất và các chi phí liên quan) và lợi nhuận hợp lý.

Tuy nhiên, nếu nước xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường thì cả ba cách tính trên đây có thể không được áp dụng. Khi đó, NV sẽ được tính dựa vào giá của sản phẩm tương tự được sản xuất ở một nước thứ ba có nền kinh tế thị trường.

Cách tính NV được tóm tắt qua sơ đồ 2 như sau:

Trong trường hợp sản phẩm không được nhập khẩu trực tiếp từ nơi xuất xứ hàng hoá mà được nhập khẩu từ một nước trung gian, NV là giá của hàng hoá khi được khi bán từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu. Tuy nhiên, có thể đem so sánh với mức giá tại nước xuất xứ hàng hoá, ví dụ như trong trường hợp sản phẩm chỉ đơn thuần chuyển cảng qua nước xuất khẩu hoặc sản phẩm đó không được sản xuất tại nước xuất khẩu hoặc khi không có mức giá tương đương nào có thể đem ra so sánh tại nước xuất khẩu hàng hoá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của vụ kiện chống bán phá giá hoa kỳ đối với hoạt (Trang 25 - 28)