- Các Phòng Tài chính kế hoạch huyện
2 Mức độ phù hợp của số kiểm tra Sở Tài chính thông báo
dự toán NSNN
Đ.v.t: đơn vị
TT Đơn vị Tổng Có Không 1 Các đơn vị
1.1 Các đơn vị dự toán cấp một có đơn vị trực thuộc 12 7 5
1.2 UBND các huyện 9 5 4
2 Mức độ phù hợp của số kiểm tra Sở Tài chính thông báo thông báo
2.1 Các đơn vị dự toán cấp một 62 45 17
2.2 UBND các huyện 9 4 5
Nguồn: Sở Tài chính
Số kiểm tra dự toán được xem là phù hợp khi số dự toán được cơ thẩm quyền giao chính thức tăng giảm không quá 5 % so với số kiểm tra và ngược lại. Khảo sát tình hình cho thấy ở những đơn vị có số dự toán với mức chi lớn và phải thực hiện chi nhiều chế độ liên quan đến con người, có nhiều hoạt động đặc thù thì số kiểm tra thường ít chính xác do cơ quan Tài chính chưa lường hết được các nhu cầu chi theo kế hoạch và do các chế độ chính sách mới phát sinh chưa kịp tổng hợp để thông báo. Riêng số kiểm tra đối với cấp huyện thường có sự thay đổi lớn so với số giao dự toán chính thức do dự toán chi phụ thuộc nhiều vào khả năng tăng, giảm dự toán thu NSNN giao cho NS huyện hưởng theo phân cấp, nhất là chi từ nguồn thu tiền sử dụng đất chiếm tỉ trọng khá lớn trong chi ĐTPT nhưng hay biến động khó lường phụ thuộc vào diễn biến của thị trường bất động sản; và do chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chi kiến thiết thị chính… với nhu cầu tăng nhanh và chi tiền lương, phụ cấp, các chính sách xã hội cho cán bộ và người có công, các đối tượng xã hội…
3.2.2.2.1 Vốn đầu tư phát triển
- Về nguyên tắc, kế hoạch KTXH 5 năm và hàng năm đã được HĐND tỉnh thông qua, trong đó qui định một số chương trình trọng điểm, mục tiêu phải hoàn thành, qui hoạch phát triển các ngành... đã được duyệt phải được xem là căn cứ định hướng quan trọng làm căn cứ phân bổ vốn ĐTPT. Tuy nhiên, do kế hoạch KTXH giai đoạn 2001 – 2005 của tỉnh còn thiếu cụ thể, chưa xác định rõ các nhiệm vụ, chương trình, công trình đầu tư lớn phải ưu tiên đầu tư; hơn nữa do việc lập kế hoạch theo cơ chế cũ nên chưa gắn liền việc xây dựng kế hoạch với nguồn lực có tính khả thi. Thực tế cho thấy huy động vốn từ nguồn NSTW và NSĐP cho đầu tư không vượt kế hoạch trong khi nguồn vốn nước ngoài không đạt mức huy động dự kiến đã tác động không tốt đến việc thực hiện kế hoạch đề ra. Ngoài ra, nhiệm vụ cụ thể về phát triển KTXH hàng năm được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh thông qua cùng lúc với việc lập dự toán nên khó có thể phối hợp làm căn cứ lập dự toán [28, 29].
- Qua tìm hiểu, khảo sát thực tế căn cứ lập dự toán chi ĐTPT ở Sở Kế hoạch và Đầu tư và một số Phòng Tài chính Kế hoạch huyện nhận thấy việc lập dự toán chủ yếu căn cứ vào kế hoạch phân kỳ được ghi trong quyết định đầu tư của từng công trình, dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng vốn NSNN hàng năm (vốn XDCB tập trung, vốn đầu tư NSTW cấp theo mục tiêu và vốn hỗ trợ đầu tư các công trình do Trung ương quản lý trên địa bàn).
- Nhiều căn cứ lập dự toán khác như ý kiến đề nghị của Sở quản lý ngành, chủ đầu tư, khả năng huy động các nguồn vốn ngoài NSNN như vốn viện trợ, nguồn vốn huy động thông qua chính sách xã hội hóa, vốn vay đầu tư... chưa được chú trọng nghiên cứu, tham khảo đúng mức.
3.2.2.2.2 Chi thường xuyên