Những vấn đề đặt ra khi xây dựng định mức phân bổ ngân sách nhà nước và chuyển dần quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 33 - 37)

- Thứ hai: Quyết định số 20/2002/QĐBTC ngày 04/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính ngành Tài chính giai đoạn

1.2.4.3Những vấn đề đặt ra khi xây dựng định mức phân bổ ngân sách nhà nước và chuyển dần quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả

và chuyển dần quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả

Là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề bởi phương thức quản lý NS truyền thống theo mục chi, vì vậy quá trình xây dựng ĐMPBNS và áp dụng công nghệ mới của thế giới về quản lý NS theo đầu ra, kết quả vẫn chủ yếu đang nằm trong quá trình thử nghiệm.

Luật NSNN (2002) trao thêm quyền tự chủ về NS cho các địa phương. Theo đó, HĐND cấp tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý NSNN cho chính quyền các cấp; xây dựng ĐMPBNS và mức phân bổ NS cho các ngành, các cấp. Các ĐMPBNS này được xây dựng và áp dụng cho mỗi giai đoạn ổn định NS (3-5 năm). Việc xây dựng đầy đủ các ĐMPBNS ở tất cả các lĩnh vực là việc làm hoàn toàn mới.

Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nghiêm túc nào đề cập đến phương pháp phân bổ NSNN ở địa phương. Chưa có tài liệu nào có thể cung cấp đầy đủ các căn cứ khoa học và thực tiễn, hoặc cơ sở, phương pháp giúp cho các HĐND, UBND các tỉnh trong việc xây dựng ĐMPBNS. Việc phân bổ NSNN chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cách thức phân bổ của những năm trước (phân bổ NS tăng dần hàng năm) hoặc mô phỏng theo Quyết định 139/CP về phân bổ NSNN của Chính phủ, thậm chí việc phân bổ còn phụ thuộc nhiều vào ý chí của người quản lý, chưa hình thành tiêu chí, căn cứ, phương pháp phân bổ NS một cách khoa học nhằm đảm bảo công bằng, minh bạch trong quá trình phân bổ NSNN, gắn với việc triển khai thực hiện kế hoạch KTXH và kết quả đầu ra...

Được sự hỗ trợ của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế, các Bộ, các ngành, các địa phương đã triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu phục vụ cho việc đổi mới về quy trình, phương pháp và nội dung quản lý NS theo đầu ra, kết quả. Nhà nước đã từng bước “nới lỏng” kiểm soát đầu vào đối với các khoản chi thường xuyên từ các 11 mục chi sang các 4 nhóm mục chi, trao quyền chủ động cho các đơn vị trong điều chuyển các mục chi. Các cơ quan hành chính nhà nước ngày càng thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước đối với nền kinh tế, xã hội. Các đơn vị cung cấp dịch vụ công chuyển dần theo hướng tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cũng như quản lý tài chính, tài sản của đơn vị.

Để hướng tới hoàn thiện ĐMPBNS và quản lý NS theo đầu ra, kết quả, Việt Nam cần xây dựng lộ trình với các bước đi thích hợp. Cụ thể:

- Tổ chức khảo sát tình hình thực tế, phân tích, đánh giá rõ các ưu nhược điểm, chỉ rõ các vấn đề bất cập, vướng mắc của ĐMPBNS hiện hành và kết quả phân bổ NSNN; Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành NS của một ngành, phân tích có hệ thống các căn cứ, mức độ tác động của từng nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phân bổ NSNN (biên chế, quỹ lương, dân số, số học sinh, trình độ phát triển, yếu tố xã hội, đặc điểm vùng, đặc thù hoạt động của một ngành, sự thay đổi về chế độ chi tiêu, định hướng thay đổi cơ cấu chi NSNN trong từng thời kỳ,…) trên cơ sở các đặc điểm kinh tế - kỹ thuật cấu thành chi phí hoạt động hoặc sản phẩm của từng ngành. Từ đó xây dựng hệ thống các căn cứ, tiêu chí, phương pháp định lượng phân bổ NSNN một cách khoa học, hợp lý.

- Đẩy mạnh quá trình cải cách cách hành chính công, gắn liền với cải cách chi tiêu công nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính và tăng cường việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực công. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị cũng như của công chức nhà nước, viên chức sự nghiệp làm cơ sở xác định định mức lao động và nguồn NS cấp.

- Trước mắt, trong một số lĩnh vực cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống phân bổ NS có căn cứ khoa học vững chắc dựa trên đầu vào. Có thể áp dụng kiểu “ngân sách trọn gói” trong ba - bốn năm đối với chi thường xuyên, tiến tới áp dụng đối với cả các khoản chi đầu tư nhằm tăng tính linh hoạt hơn cho các đơn vị sử dụng NS.

- Trao quyền và giao trách nhiệm về quản lý chi tiêu công gồm cả chi đầu tư và chi thường xuyên cho các Bộ, ngành được thụ hưởng NS để nâng cao tính linh hoạt, tích cực của các cơ quan này trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực được phân bổ.

- Đảm bảo minh bạch trong việc thực hiện chi tiêu công trong các khâu: lập NS, phân bổ NS và sử dụng NS.

quả nguồn NS.

- Ngoài ra, xây dựng khuôn khổ chi tiêu trung hạn đảm bảo cho Nhà nước quản lý NS có được nguồn lực chắc chắn để có thể lập kế hoạch phát triển đơn vị trong thời gian dài [23, 27].

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 33 - 37)