UBND tỉnh chưa bố trí nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng KTXH không có khả năng thu hồi vốn và các khoản chi ĐTPT khác theo quy định của pháp luật như lập dự án chuẩn bị đầu tư, qui hoạch... do huyện, xã trực tiếp quản lý việc đầu tư. Các nhiệm vụ chi ĐTPT của NS huyện, xã đều do NS tỉnh đảm bảo từ nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung được cấp phát qua Kho bạc nhà nước tỉnh hoặc được cấp bổ sung có mục tiêu cho NS huyện.
Riêng chi đầu tư hạ tầng từ nguồn thu tiền sử dụng quỹ đất do UBND huyện quản lý đã thực hiện phân cấp 80% nguồn thu cho NS huyện, xã. Thực tế cho thấy việc phân cấp nguồn thu và sử dụng thu tiền sử dụng đất là hoàn toàn phù hợp, góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư và đôn đốc các huyện, xã quan tâm xây dựng qui hoạch hoàn chỉnh các thị trấn và điểm dân cư nông thôn thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước về xây dựng của chính quyền cấp huyện.
- Chi thường xuyên
Nhiệm vụ chi thường xuyên của NS các cấp về cơ bản đã thực hiện theo qui định của Luật NSNN và Nghị quyết của HĐND tỉnh. Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ mà NSTW chưa tính đủ khi phân bổ dự toán cho địa phương và NS tỉnh chưa bố trí đủ cho NS huyện, xã như kinh phí đo đạc địa chính, xúc tiến phát triển các hoạt đầu tư, thương mại và du lịch, phụ cấp của cán bộ không chuyên trách ở cấp xã, kinh phí cho nhiệm vụ chi nạo vét kênh mương,
hói chính để chủ động trong việc khắc phục hạn mặn, ngập úng, kinh phí phòng, chống dịch bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai; hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giáo dục đào tạo ngoài công lập; hỗ trợ kinh phí thực hiện các chính sách xã hội… Việc không bố trí đủ kinh phi chi thường xuyên để thực hiện một số nhiệm vụ nêu trên đã làm cho cân đối NSĐP vốn đã khó khăn ngày càng khó khăn và bị động hơn, nhất là NS cấp huyện, xã [21].
3.1.2 Phân cấp quản lý chương trình mục tiêu quốc gia
Thực tế cho thấy HĐND và UBND tỉnh chưa phân cấp cho UBND cấp huyện, xã quản lý toàn diện các khâu từ phân bổ dự toán đến quyết toán NSNN nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, vốn bổ sung có mục tiêu của NSTW. Phần lớn các nguồn vốn được quản lý chi theo mục tiêu do cấp tỉnh trực tiếp thực hiện. Riêng đối với một số dự án, chương trình do các cơ quan thuộc UBND huyện, xã làm chủ dự án, sau khi dự toán phân bổ chi tiết của từng chương trình, dự án được HĐND tỉnh thông qua và UBND tỉnh quyết định phân bổ, Sở Tài chính thực hiện cấp bổ sung theo mục tiêu cho NS cấp huyện để UBND huyện triển khai thực hiện, gồm:
- Chương trình giảm nghèo: các dự án trung tâm cụm xã, đầu tư hạ tầng xã đặt biệt khó khăn, hướng dẫn người nghèo phát triển sản xuất...
- Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn: xây dựng các điểm cung cấp nước sạch và mô hình làng xanh, sạch, đẹp...
- Chương trình văn hóa: xây dựng nhà văn hóa khu dân cư.
- Chương trình giáo dục và đào tạo: đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở giáo dục quốc lập thuộc huyện quản lý.
- Hỗ trợ đầu tư theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Chính phủ về xóa nhà tạm; hạ tầng các xã bãi ngang; hỗ trợ đầu tư trụ sở chợ và UBND xã.
Thực tế cho thấy các nhiệm vụ chi từ nguồn vốn mục tiêu nêu trên cũng gần giống và hầu như trùng với các nhiệm vụ chi trong cân đối NS huyện, xã. Việc nghiên cứu giao cho UBND huyện, xã trực tiếp quản lý từ khâu phân bổ dự toán đến quyến toán sử dụng vốn đối với các nguồn vốn mục tiêu nhằm phối hợp lồng ghép sử dụng nhiều nguồn vốn để đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh các công trình hạ tầng trên cùng địa bàn như một số địa phương khác trong nước đã thực hiện là phù hợp, cần thiết.
3.2 TÌNH HÌNH CÔNG TÁC THỰC HIỆN DỰ TOÁN NGÂN SÁCHNHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 – 2006 NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2001 – 2006
Dư toán chi của mỗi cơ quan, đơn vị luôn là căn cứ pháp lý và là cơ sở hết sức quan trọng làm căn cứ phân bổ NSNN. Chất lượng, hiệu quả của công tác phân bổ NSNN phụ thuộc nhiều vào chất lượng của các báo cáo dự toán cũng như việc tuân thủ nghiêm túc qui trình lập dự toán theo qui định của Luật NSNN. Vì vậy, việc đánh giá đúng thực trạng công tác dự toán sẽ góp phần phân tích sâu và toàn diện hơn tình hình công tác phân bổ NS.
3.2.1 Thực trạng về tuân thủ về thời hạn lập và phân bổ dự toán
Việc lập dự toán đúng hạn sẽ tạo điều kiện cho cơ quan tài chính các cấp tổng hợp kịp thời dự toán chi NSNN báo cáo HĐND, UBND và cơ quan tài chính cấp trên theo qui định của pháp luật. Dự toán là một căn cứ quan trọng để thẩm tra, xem xét và quyết định mức phân bổ NSNN cho từng đơn vị dự toán và mỗi địa phương.
Tổng hợp kết quả theo dõi việc nộp báo cáo của 62 đơn vị dự toán cấp một thuộc tỉnh và 9 huyện (tính theo số trung bình qua ba năm từ 2004 - 2006) phân theo thời hạn ở bảng 3.2.
Bảng 3.2: Tình hình nộp báo cáo dự toán của các đơn vị
Đ.v.t: %
TT Đơn vi Tổng số Đúnghạn hạnSau Khôngnộp 1 Nộp dự toán
1.1 Các đơn vị dự toán cấp một 100 43,5 48,3 8,21.2 Các Phòng tài chính huyện 100 66,7 33,3 0,0 1.2 Các Phòng tài chính huyện 100 66,7 33,3 0,0
2 Phân bổ và giao dự toán
2.1 Các đơn vị dự toán cấp một 100 30,5 69,5 0,02.2 Các Phòng Tài chính huyện 100 77,8 22,2 0,0 2.2 Các Phòng Tài chính huyện 100 77,8 22,2 0,0
Nguồn: Sở Tài chính
Qua số liệu thống kê và tình hình thực tế cho thấy: - Các đơn vị dự toán cấp 1
Các Sở, đơn vị dự toán không có các đơn vị dự toán trực thuộc như Sở Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp, Sở Du lịch, Trung tâm xúc tiến đầu tư Thương mại và Du lịch... chỉ lập dự toán chi quản lý hành chính chủ yếu được tính theo định mức qui định nên ít quan tâm đến công tác lập dự toán. Các Sở có quá nhiều đơn vị dự toán như Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn... rất khó có thể tổng hợp đầy đủ dự toán của các đơn vị trực thuộc trong thời gian khoảng 30 ngày để gởi cho Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 20 tháng 7 hàng năm theo qui định. Có 4 đơn vị dự toán thường xuyên không nộp trong nhiều năm qua do nguyên nhân chủ quan của bản thân đơn vị.