Những tồn tạ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 44 - 46)

- Thứ hai: Quyết định số 20/2002/QĐBTC ngày 04/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính ngành Tài chính giai đoạn

1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (bình quân) % 13,4 Tốc độ tăng giá trị sản xuất

2.1.2.2 Những tồn tạ

2.1.2.2.1 Qui mô nền kinh tế còn nhỏ, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh còn thấp, đổi mới kinh tế thiếu đồng bộ, chưa tạo được những đột phá mới

Nhận thức về đổi mới kinh tế chưa sâu, tổ chức thực hiện thiếu đồng bộ, triệt để. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp. Thu NS chưa đáp ứng nhu cầu chi.

Nguồn lực, tiềm năng trong tỉnh chưa huy động, sử dụng tốt cho đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là các nguồn lực tại chỗ. Đầu tư thiếu đồng bộ, dàn trải; công nghệ còn lạc hậu. Thiếu chủ động “đón đầu” để đầu tư vào các ngành có hàm lượng công nghệ cao, các khu vực kinh tế sôi động: thành phố Huế, khu công nghiệp Phú Bài, khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, chất lượng thấp, nhất là lĩnh vực dịch vụ. Lợi thế so sánh trong từng ngành, từng vùng, từng thành phần kinh tế chưa được phát huy. Thực hiện chủ trương đột phá về công nghiệp, du lịch, thủy sản hiệu quả chưa cao.

Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, mang tính tự phát; chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, chưa đủ sức đáp ứng yêu cầu công nghệ tiên tiến.

Sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, giá trị gia tăng lớn, nhất là các loại hình du lịch, dịch vụ và một số sản phẩm chủ lực khác còn nhỏ, chưa đủ sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp, hợp tác xã và các thành phần kinh tế khác chưa nhận thức đầy đủ về thị trường và hội nhập.

Hoạt động kinh doanh du lịch thiếu tính chiến lược và bền vững. Sản phẩm du lịch, dịch vụ chưa phong phú, hấp dẫn; hình thành các sản phẩm mới chậm, chưa đa dạng; công tác lữ hành yếu.

Xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, sản phẩm xuất khẩu tại chỗ chưa nhiều. Trình độ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ hạn chế; chưa tạo được thị trường ổn định cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hiệu quả KTXH của hoạt động xuất nhập khẩu chưa cao. Kinh tế đối ngoại gặp nhiều khó khăn. Nguồn FDI chưa tăng đột phá. Một số dự án sử dụng vốn ODA hiệu quả còn thấp.

Sản xuất nông nghiệp còn nặng độc canh cây lúa, diện tích gieo cấy giống lúa xác nhận tăng nhưng sản lượng chưa tăng tương ứng, kinh tế vườn chiếm tỷ trọng thấp. Giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích chưa cao. Chăn nuôi chưa phát triển mạnh các hình thức công nghiệp, trang trại; đầu tư cho chăn nuôi còn ít, nhất là công tác giống. Việc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến thiếu quan tâm, chưa đồng bộ, nhất là các bộ giống mới nên chất lượng các sản phẩm nông nghiệp chưa cao. Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa hoàn chỉnh.

Việc thực hiện các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống thị trường chưa đồng bộ, nhất là thị trường vốn, thị trường khoa học, công nghệ... Công tác thị trường còn yếu, thiếu chính sách thỏa đáng để mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Nhận thức về thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp còn lúng túng, nhất là thị trường xuất khẩu.

Kết cấu hạ tầng đô thị thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và chưa tương xứng với thành phố di sản và đô thị loại I. Công tác quy hoạch chậm, chắp vá, một số dự án mới đang quy hoạch treo. Quản lý đô thị, kỷ cương đô thị chưa nghiêm, còn tùy tiện. Môi trường đô thị, xử lý nước thải, rác thải còn bất cập, ảnh hưởng đáng kể đến phát triển bền vững, nhất là thành phố Huế.

2.1.2.2.2 Văn hóa - xã hội phát triển chưa ngang tầm với lợi thế so sánh của tỉnh, chưa giải quyết tốt nhiều vấn đề xã hội bức xúc

Chất lượng giáo dục - đào tạo chưa tương xứng với truyền thống vùng đất học; phân luồng giáo dục còn khó khăn, lúng túng. Xã hội hóa giáo dục còn hạn chế. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các trường đại học, THPT còn thiếu. Đào tạo chưa theo kịp nhu cầu; thúc đẩy hình thành một số trường chất lượng cao còn chậm.

Hoạt động khoa học - công nghệ chưa gắn với nhu cầu và nhiệm vụ phát triển sản xuất, chưa phát huy vai trò then chốt trong hoạch định, thực hiện nhiệm vụ KTXH; thiếu những chuyên gia khoa học - công nghệ đầu ngành trên các lĩnh vực quan trọng.

Tiến độ trùng tu các di tích lịch sử, văn hóa, nhất là việc thực hiện Quyết định số 105, ngày 12/02/1996 của Thủ tướng Chính phủ còn chậm. Nhận thức việc phát huy giữa văn hóa và kinh tế còn lúng túng, chưa thật sự xem thế mạnh về văn hóa (văn hóa vật thể và phi vật thể) là đòn bẩy để phát triển du lịch [38].

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w