Giai đoạn 3: Quyết định phân bổ, giao dự toán ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 27 - 31)

nước

+ Trước ngày 20 tháng 11, căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ thu, chi NS cho từng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trung ương theo từng lĩnh vực; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu, phân chia giữa NSTW và NSĐP và mức bổ sung cân đối, mức bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

+ Trước ngày 10 tháng 12, HĐND cấp tỉnh quyết định dự toán NSĐP, phương án phân bổ dự toán NS cấp tỉnh và mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho NS từng huyện thuộc tỉnh.

+ Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, Sở Tài chính trình UBND tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa NS các cấp chính quyền địa phương và mức bổ sung từ NS cấp tỉnh cho từng huyện; Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh việc phân bổ chi tiết dự toán chi ĐTPT.

+ Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu, chi NS của UBND cấp trên, UBND trình HĐND cùng cấp quyết định dự toán NSĐP và phương án phân bổ dự toán NS cấp mình, bảo đảm dự toán NS cấp xã được quyết định trước ngày 31 tháng 12 năm trước [9, 25].

1.2.3 Chấp hành ngân sách nhà nước

1.2.3.1 Mục tiêu của chấp hành ngân sách nhà nước

Chấp hành NSNN là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế, tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi NSNN đã được ghi trong dự toán NSNN hàng năm trở thành hiện thực.

Để thực thi NS được hiệu quả, vai trò của khâu lập dự toán là hết sức quan trọng. Một NS dự toán tốt có thể được thực hiện không tồi, nhưng một NS lập tồi thì không thể thực hiện tốt. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là quá trình thực hiện NS chỉ đơn thuần là đảm bảo tuân thủ NS như dự kiến ban đầu, mà phải thích ứng với các thay đổi khách quan trong quá trình thực hiện, đồng thời tính đến hiệu quả hoạt động.

Mục tiêu của chấp hành NSNN là:

- Biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán NS năm từ khả năng, dự kiến trở thành hiện thực. Từ đó, góp phần thực hiện các chỉ tiêu của kế hoạch phát triển KTXH của Nhà nước.

- Kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức về kinh tế - tài chính của Nhà nước. Thông qua chấp hành NSNN mà tiến hành đánh giá sự phù hợp của chính sách với thực tiễn.

- Trong công tác quản lý điều hành NSNN, chấp hành NSNN là khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định. Khâu lập dự toán đạt kết quả tốt thì cơ bản cũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có biến thành hiện thực hay không còn tùy thuộc vào khâu chấp hành NS. Hơn nữa, chấp hành NS thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiếp theo là quyết toán NSNN.

1.2.3.2 Nội dung tổ chức chấp hành ngân sách nhà nước

1.2.3.2.1 Tổ chức thu ngân sách nhà nước

Trên cơ sở nhiệm vụ thu cả năm được giao và nguồn thu dự kiến phát sinh trong quý, cơ quan thu lập dự toán thu NS quý chi tiết theo khu vực kinh tế, địa

bàn và đối tượng thu chủ yếu, gửi cơ quan tài chính cuối quý trước.

Cơ quan thu bao gồm: cơ quan Thuế, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được Nhà nước giao nhiệm vụ thu NS. Các khoản thu có tính chất nội địa như thuế, phí, lệ phí thường do cơ quan Thuế thực hiện. Cơ quan Hải quan tổ chức thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu. Cơ quan Tài chính và các cơ quan thu khác được ủy quyền thu các khoản thu còn lại của NSNN.

1.2.3.2.2 Phân bổ và giao dự toán chi ngân sách nhà nước

Sau khi được Thủ tướng Chính phủ, UBND giao dự toán NS, các đơn vị dự toán cấp I tiến hành phân bổ và giao dự toán chi NS cho các đơn vị sử dụng NS trực thuộc.

Dự toán chi thường xuyên giao cho đơn vị sử dụng NS được phân bổ theo từng loại và 4 nhóm mục:

- Chi thanh toán cá nhân; - Chi nghiệp vụ chuyên môn; - Chi mua sắm, sửa chữa; - Các khoản chi khác.

Dự toán chi ĐTPT được phân bổ chi tiết theo từng loại, từng công trình và các mục của Mục lục NSNN và phân theo tiến độ thực hiện từng quý.

1.2.3.3 Quản lý quá trình sử dụng ngân sách nhà nước

1.2.3.3.1 Yêu cầu

- Đảm bảo nguồn tài chính cần thiết để các cơ quan công quyền thực hiện các nhiệm vụ được giao theo đúng đường lối, chính sách, chế độ của Nhà nước.

- Đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả nhằm đạt được yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý các khoản chi NSNN cần thiết phải quản lý chặt chẽ từ khâu xây dựng kế hoạch, xây dựng định mức, thường xuyên phân tích, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các nhiệm vụ chi của NSNN. Trên cơ sở

đó đổi mới các nội dung chi và cơ cấu chi, chuyển việc sử dụng NSNN mang tính chất bao cấp sang sử dụng NSNN phù hợp với kinh tế thị trường.

- Gắn nội dung quản lý các nhiệm vụ chi NSNN với nội dung quản lý các mục tiêu của kinh tế vĩ mô. Các mục tiêu đó là cơ sở đặt ra yêu cầu cho việc thực hiện các khoản chi của NSNN. Ngược lại, các khoản chi của NSNN lại có tác động to lớn đến các mục tiêu của kinh tế vĩ mô.

1.2.3.3.2 Biện pháp quản lý

- Xây dựng các định mức chi. Định mức chi vừa là cơ sở để xây dựng dự toán chi, vừa là căn cứ để thực hiện việc kiểm soát chi của NSNN. Nguyên tắc chung để thiết lập các định mức chi là vừa phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn khách quan của các đơn vị thụ hưởng nguồn kinh phí của NSNN, vừa phải đảm bảo yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác lập thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi của NSNN theo mức độ cần thiết đối với từng loại chi trong tình hình cụ thể về phát triển KTXH, về việc thực hiện các chức năng của cơ quan công quyền.

- Xây dựng quy trình cấp phát chặt chẽ, hợp lý các khoản chi nhằm ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực nảy sinh trong quá trình cấp phát, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm soát chi của các cơ quan có thẩm quyền.

1.2.4 Định hướng xây dựng, hoàn thiện định mức phân bổ ngân sách nhànước và phương thức phân bổ ngân sách theo đầu ra, kết quả ở Việt Nam nước và phương thức phân bổ ngân sách theo đầu ra, kết quả ở Việt Nam

1.2.4.1 Về lập ngân sách theo đầu ra, kết quả

Đầu ra là hàng hóa công do các cơ quan nhà nước tạo ra và cung cấp cho xã hội; kết quả là các tác động, ảnh hưởng đến cộng đồng từ quá trình tạo ra một đầu ra hoăc nhóm các đầu ra.

Lập NS theo đầu ra, kết quả là phương thức soạn lập NS dựa vào cơ sở tiếp cận những thông tin đầu ra để phân bổ và đánh giá sử dụng nguồn lực tài chính nhằm hướng vào việc đạt những mục tiêu chiến lược phát triển của Chính phủ.

Lập NS theo đầu ra, kết quả bao hàm một chiến lược tổng thể nhằm đạt được những thay đổi quan trọng trong việc quản lý và đo lường mức độ hoàn thành công việc so với mục tiêu đề ra, gồm các công đoạn:

- Thiết lập mục tiêu, lựa chon các chỉ số và kết quả nhằm tới; - Giám sát công việc thực hiện;

- Phân tích và báo cáo những kết quả này so với mục tiêu đề ra.

Phương thức lập, phân bổ ngân sách theo đầu ra, kết quả có những đặc điểm cơ bản sau:

- Ngân sách được lập theo tính chất “mở” – công khai, minh bạch.

- Ngân sách được lập theo thời gian trung hạn, dựa vào nhu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội.

- Ngân sách hợp nhất giữa dự toán chi thường xuyên và chi ĐTPT. - Phân bổ NS dựa theo thứ tự ưu tiên chiến lược.

- Phi tập trung hóa trong quản lý NS, người quản lý được trao quyền chủ động trong chi tiêu.

Lập dự toán và phân bổ NSNN hướng theo đầu ra, kết quả là một phương pháp đổi mới chi tiêu công cộng đang được áp dụng ở một số nước phát triển như NewZeland, Pháp, Ôxtraylia, Singapore,... và đã được nhiều thành công, phát huy hiệu quả lớn.

1.2.4.2 Cơ sở pháp lý của quản lý ngân sách theo đầu ra, kết quả

Luật NSNN năm 2002, thay thế Luật NSNN năm 1996 và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật vẫn thể hiện tư tưởng chủ đạo trong quản lý NS là quản lý đầu vào, theo các nhóm mục chi. Tuy nhiên, những ý tưởng của quản lý NSNN theo đầu ra, kết quả đã bắt đầu được đề cập trong một số các văn bản pháp quy của Chính phủ và Bộ Tài chính, cụ thể:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 27 - 31)