ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 37 - 39)

- Thứ hai: Quyết định số 20/2002/QĐBTC ngày 04/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính ngành Tài chính giai đoạn

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên và xã hội

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc Bắc Trung bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Nơi rộng nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế là 64 km từ tây huyện A Lưới đến cửa biển Thuận An, nơi có chiều rộng hẹp nhất là 2,5 km từ biển Lăng Cô qua đèo Hải Vân đến ranh giới Đà Nẵng. Bờ biển của tỉnh dài 126 km, có cảng Thuận An và vịnh Chân Mây, sân bay Phú Bài nằm cạnh quốc lộ 1A và đường sắt xuyên Việt chạy dọc tỉnh. Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm văn hóa - giáo dục - đào tạo – du lịch của cả nước.

Với diện tích tự nhiên 5.053 km2, chiếm 1,52 % so với diện tích cả nước. Địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế có cấu tạo dạng bậc khá rõ, với đầy đủ các dạng địa hình: rừng núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá và biển, tập trung trong một không gian hẹp, thấp dần từ tây sang đông: phía tây có dãy núi cao, phần giữa là đồi núi thấp và phía đông là giải đồng bằng nhỏ hẹp. Ven biển có nhiều đầm phá như phá Tam Giang, đầm Hà Trung, đầm Cầu Hai…

Thừa Thiên Huế nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, không có mùa đông và mùa khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình hàng năm là 25 độ, mùa mưa ở Thừa Thiên Huế chủ yếu từ tháng 9 đến tháng 12, thường gây nên những trận lũ lụt.

2.1.1.2 Dân số và cơ cấu hành chính

1,37% dân số cả nước, trong đó dân số thành thị 359,4 nghìn người, chiếm 31,3%, nông thôn 789,8 nghìn người chiếm 68,7%. Có 24 dân tộc chung sống trong cộng đồng [14].

Về tổ chức hành chính, tỉnh Thừa Thiên Huế có 8 huyện và 1 thành phố với 152 xã.

2.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

Thừa Thiên Huế có tiềm năng và thế mạnh để phát triển kinh tế. Cảnh quan thiên nhiên gồm sông, núi, rừng, biển hấp dẫn. Quần thể di tích cố đô Huế là những kiệt tác về kiến trúc cung đình với những lâu đài, lăng tẩm, đền chùa, miếu mạo đã được UNESCO xếp hạng là một trong những di sản văn hóa của nhân loại là điều kiện hết sức thuận lợi để sớm phát triển trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Chiều dài 126 km bờ biển và hệ sinh thái đầm phá, đặc biệt là phá Tam Giang với diện tích 22 nghìn ha có nhiều lợi thế về phát triển thủy sản. Vùng biển có những vũng, vịnh đã và sẽ tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng hệ thống cảng biển.

Tài nguyên, khoáng sản của Thừa Thiên Huế rất phong phú, đa dạng với hơn 100 điểm khoáng sản, như titan, đá vôi, đá granit, cao lanh, than bùn, nước khoáng…

Nguồn lao động được đào tạo có trình độ và tay nghề cũng là một tiềm năng đã và đang được phát triển. Người Huế lịch thiệp, mến khách, lao động cần cù và sáng tạo, có khả năng tiếp thu nhanh các tiến bộ khoa học - kỹ thuật,…

Con người, vị trí và nguồn tài nguyên dồi dào sẽ tạo điều kiện thuận lợi bước đầu để thừ Thiên Huế có những lợi thế nhất định trên con đường phát triển nhanh, ổn định và bền vững trong những năm tới

2.1.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội của giai đoạn 2001 – 2006

2.1.2.1 Những thành tựu đã đạt được

2.1.2.1.1 Một số chỉ tiêu kinh tế và xã hội

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội năm 2006

Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác phân bổ ngân sách nhà nước tỉnh thừa thiên huế giai đoạn 2007 – 2010 (Trang 37 - 39)