Các biện pháp thu nợ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 30 - 32)

- Biện pháp trực tiếp: Đây là biện pháp thu nợ thuế quá hạn bằng cách áp dụng trực tiếp các biện pháp quản lý đối với bản thân ĐTNT hoặc tài sản và thu nhập của NNT như tịch biên và bán tài sản.

-. Biện pháp gián tiếp : Trước hết, Tổng cục Thuế có thể áp dụng các biện pháp hạn chế đối với các ĐTNT nợ thuế tiến hành hoạt động kinh doanh với cơ quan chính phủ. Ví dụ, Tổng cục Thuế cấm ĐTNT ký kết hợp đồng với các cơ quan chính phủ hoặc có thể yêu cầu các cơ quan chính phủ không cấp giấy phép cho ĐTNT hoặc thu hồi các giấy phép đã cấp.

Thứ hai, Tổng cục Thuế có thể yêu cầu cơ quan xuất nhập cảnh áp dụng các quy định nghiêm cấm xuất cảnh đối với bất kỳ ĐTNT còn nợ thuế. Thứ ba, Tổng cục Thuế có thể từ chối cấp “Giấy chứng nhận nộp thuế” là Giấy bắt buộc phải xuất trình để nhận được tiền thanh toán hợp đồng từ các cơ quan chính phủ.

- Biện pháp mới được áp dụng : Cơ quan thuế cung cấp thông tin nợ thuế cho các tổ chức tài chính. Thông tin này sẽ giúp cho các tổ chức tài chính định giá về khả năng trả nợ của các cá nhân và DN. Nếu họ xác định ĐTNT đứng trước rủi ro đáng kể, họ có thể giới hạn khoản vay mà ĐTNT được hưởng

Thông báo tên của các ĐTNT chây ỳ lớn (mới được áp dụng từ năm 2004) trên các phương tiện thông tin đại chúng [2],[48].

1.4.2. Công tác quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN ở Việt namnhững năm qua những năm qua

1.4.2.1. Những kết quả đạt được

Ngành thuế đã xây dựng kế hoạch cải cách hệ thống thuế đến năm 2010 với mục tiêu chiến lược là hệ thống chính sách thuế đồng bộ, có cơ cấu hợp lý phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời hiện đại hoá công tác quản lý thuế nhằm đảm bảo chính sách động viên thu nhập quốc dân của Đảng và Nhà nước, đảm bảo nguồn lực tài chính phục vụ CNH - HĐH đất nước.

Luật QLT ra đời tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi phương thức QLT từ cơ chế chuyên quản, NNT từ thụ động sang cơ chế TTTKTN, NNT đề cao vai trò, tự chủ động xác định nghĩa vụ thuế và các ưu đãi được hưởng.

Theo đó mục tiêu cụ thể đối với chính sách thuế GTGT và thuế TNDN là : Tạo môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng giữa các đối tượng, khuyến khích phát triển SXKD, đổi mới công nghệ, đẩy mạnh xuất khấu, ổn định thị trường, đảm bảo nguồn thu cho NSNN, phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế và thông lệ quốc tế, đảm bảo tính rõ ràng, đơn giản, minh bạch, công khai góp phần thúc đẩy CCHC và hiện đại hoá công tác QLT [11].

Thuế GTGT và thuế TNDN đã trở thành nguồn thu quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong NSNN :

+ Đã hình thành một hệ thống thuế bao quát được hầu hết các nguồn thu. + Hệ thống thuế đã trỡ thành công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước. + Áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế .

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 30 - 32)