Thuế Thu nhập theo cơ chế tự tính, tự nộp (TTTN) [49].

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 29)

Cơ quan Thuế Anh đã đưa vào áp dụng TTTN đối với thuế thu nhập và thuế lợi tức từ chuyển nhượng tài sản ngày 6 tháng 4 năm 1996.

Dự án TTTN là một trong những cải cách lớn nhất trong việc quản lý thuế từ nhiều thập kỷ qua. Các thay đổi chủ yếu bao gồm:

- Đối tượng nộp thuế hoặc cơ quan thuế tự tính nghĩa vụ thuế thay vì cơ quan thuế phải thực hiện trong phần lớn các trường hợp;

- Qui trình thủ tục được chuyển đổi từ phương châm “kiểm tra trước nộp sau” sang “nộp trước kiểm tra sau”;

- Việc đánh thuế tất cả các loại thu nhập và lợi tức từ chuyển nhượng tài sản được căn cứ trên thu nhập phát sinh của năm hiện hành;

- Xem xét lại tổng thể các loại thu nhập và lợi tức từ chuyển nhượng tài sản và hợp lý hoá các thời hạn nộp thuế;

- Trao cho cơ quan Thuế quyền hợp pháp đối với việc điều tra bất kỳ tờ khai thuế nào.

Sau 3 năm thực hiện cơ chế TTTN, Cơ quan thuế của Anh đã kết luận tổng quát : TTTN đã năng cao quản lý đối với thuế thu nhập và lợi tức từ chuyển nhượng tài sản. TTTN làm cho việc tính thuế đơn giản hơn và cho phép quan thuế tập chung cao hơn vào việc quản lý tính chấp hành của NNT.

Việc áp dụng TTTN của cơ quan thuế đã mang lại số thu vượt trội khoảng 350 triệu Bảng trong năm 1999-2000. Đối với những rủi ro tiềm tàng hiện tại cơ quan tăng cường các biện pháp để nâng cao hiệu quả của việc chấp hành nghĩa vụ thuế thông qua việc phát triển các phương pháp phân tích rủi ro tinh vi hơn [49].

1.4.1.2. Nhật bản

Đại lý thuế và hiệp hội của tổ chức, cá nhân làm đại lý thuế ở Nhật Bản [41]. Năm 1951 Nhật Bản ban hành Luật Đại lý thuế. Luật này qui định

cụ thể về trách nhiệm, phạm vi công việc, quyền lợi và nghĩa vụ của Đại lý thuế, đến năm 1956 bắt buộc các đại lý thuế phải đăng ký và gia nhập Hiệp hội đại lý thuế. Năm 1980 yêu cầu bắt buộc các đại lý thuế phải tham gia các khoá đào tạo. Đại lý thuế ở Nhật có vị trí quan trọng trong việc kê khai thuế, là nghề chuyên nghiệp nên không chỉ giúp đối tượng nộp thuế thực hiện đúng nghĩa vụ thuế mà còn hỗ trợ, giúp cơ quan thuế giảm bớt khối lượng công việc về tuyên truyền giải đáp chính sách thuế, giảm thiểu những sai sót trong quá trình kê khai, kiểm tra thuế. Góp phần vào việc tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật thuế.

Đại lý thuế có 3 nghiệp vụ mang tính độc quyền là (1) Đại lý về thuế là nghiệp vụ làm hộ đối tượng nộp thuế các nội dung như kê khai, nộp thuế; thay mặt NNT giải trình với cơ quan thuế, thực hiện các thủ tục khiếu nại đối với các quyết định thanh tra thuế hoặc xử lý về thuế của cơ quan thuế trực tiếp quản lý; (2) Lập hồ sơ thuế là việc lập các tờ khai thuế, đơn hoặc các thủ tục

về miễn giảm thuế, hoàn thuế để nộp cho cơ quan thuế. Khi nộp các hồ sơ thuế, đại lý thuế phải đóng dấu, ký tên vào các tài liệu khai hộ; (3)Tư vấn thuế là tư vấn, giải đáp những thắc mắc cho đối tượng nộp thuế các nội dung tính toán khai thuế đúng pháp luật. Ba nghiệp vụ này chỉ có các đại lý thuế mới được làm, nếu cá nhân nào làm kể cả trường hợp làm không thu phí cũng coi là vi phạm sẽ bị bắt hoặc bỏ tù (2 năm tù giam), phạt tiền 1 triệu Yên.

Đại lý thuế có các nghĩa vụ như: Ký tên đóng dấu lên Hồ sơ thuế; Cấm tư vấn để trốn thuế; Cấm thực hiện hành vi làm mất uy tín; nghĩa vụ giữ bí mật; Nghĩa vụ tham gia các khoá đào tạo...

Nguồn thu từ thuế của Nhật năm 2007 là 53.500 tỷ yên, các đại lý thuế có vai trò lớn trong việc kê khai nộp thuế: Trong số 3 triệu Công ty thì 2,7 triệu (90%) Công ty thuê Đại lý thuế; còn 300 Công ty không thuê Đại lý thuế là những Công ty mới thành lập hoặc Công ty đang bị phá sản. Tính đến 30/9/2007 Nhật Bản có 70.768 đại lý thuế là cá nhân và 1.443 đại lý thuế pháp nhân [41].

1.4.1.3. Hàn quốc

Các biện pháp thu nợ tại Hàn Quốc [2],[48].

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện quảng trạch, tỉnh quảng bình (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w