Kết luận và đề nghị

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện phú xuyên, tỉnh hà tây (Trang 104 - 106)

- Cách tính thứ hai:

5. Kết luận và đề nghị

5.1. Kết luận

1. Nền kinh tế của huyện Phú Xuyên là kinh tế thuần nông, cơ cấu kinh tế: nông nghiệp chiếm 40,4%; th−ơng mại, dịch vụ chiếm 23,7%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 35,9%. Huyện có vị trí địa lý nằm gần các trung tâm lớn nh− Hà Nội, Hà Đông, Phủ Lý… rất thuận lợi cho giao l−u hàng hoá và phát triển kinh tế. Điều kiện kinh tế, đất đai, lao động… t−ơng đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo h−ớng đa dạng hoá các loại sản phẩm, thâm canh tăng vụ và tăng năng suất cây trồng. Tuy nhiên, các tiềm năng đất đai, lao động và các tài nguyên khác ch−a đ−ợc khai thác sử dụng triệt để. Cụ thể: quỹ đất ch−a sử dụng vẫn còn (84,84ha), lao động nông thôn còn thiếu việc làm nên thu nhập bình quân trên một khẩu còn thấp…

2. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và th−ơng mại dịch vụ của huyện đang trên đà phát triển. Sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các ngành nói riêng đã và đang tạo ra áp lực lớn đối với quỹ đất nông nghiệp, do đó đòi hỏi trong t−ơng lai huyện phải có những giải pháp thích hợp để tạo điều kiện phát triển cân đối các ngành.

3. Qua điều tra hiện trạng sử dụng đất, Phú Xuyên có 7 loại hình sử dụng đất chủ yếu với 26 kiểu sử dụng đất. Các LUT đ−ợc các hộ nông dân canh tác, trồng trọt nhiều nh− LUT chuyên lúa, LUT lúa màu, LUT chuyên rau màu.

4. Từ kết quả nghiên cứu hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cho thấy: - Về hiệu quả kinh tế: có nhiều loại hình sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao nh− LUT chuyên rau màu (giá trị sản xuất trung bình là 69.284 ngàn đồng/ha), LUT chuyên cá (giá trị sản xuất trung bình là 59.166 ngàn đồng/ha)…

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………97

tr−ờng đặc biệt LUT cây ăn quả, LUT lúa - cá còn có ảnh h−ởng rất tốt đến môi tr−ờng.

- Về hiệu quả xã hội: LUT chuyên rau màu thu hút đ−ợc công lao đông lớn nhất với trung bình 1.159 công/ha. Thu nhập bình quân công lao động của các LUT t−ơng đối cao đặc biệt là LUT chuyên cá đạt 101.34 ngàn đồng/ công, LUT cây ăn quả đạt 82,90 ngàn đồng/công…

5. Trên cơ sở hiệu quả của các loại hình sử dụng đất đ−ợc xem xét và các mục tiêu phát triển bền vững, chúng tôi đề xuất định h−ớng sử dụng đất nông nghiệp ở Phú Xuyên nh− sau: có 7 loại hình sử dụng đất đ−ợc đề xuất:

- LUT 2 vụ lúa: 105,80 ha

- LUT 2 vụ lúa - 1 vụ màu: 7.609,76 ha - LUT 1 vụ lúa - 2 vụ màu: 194,66 ha

- LUT lúa - cá: 626,30 ha

- LUT chuyên rau màu: 687,10 ha

- LUT Cây ăn quả: 97,83 ha

- LUT Chuyên cá: 1.036,00 ha

5.2. Đề nghị

- Kết quả nghiên cứu của đề tài cần đ−ợc đ−a ra thực hiện song song với “Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi của huyện đến năm 2010 và định h−ớng đến năm 2020 theo h−ớng hiệu quả và bền vững” ở huyện Phú Xuyên.

- Tăng c−ờng đầu t− vật chất, kỹ thuật và cơ sở hạ tầng cho phát triển nông nghiệp ở huyện.

- Đề tài cần đ−ợc tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa để bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội và hiệu quả môi tr−ờng.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………98

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện phú xuyên, tỉnh hà tây (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)