Điều kiện kinh tế x∙ hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện phú xuyên, tỉnh hà tây (Trang 49 - 57)

- Cách tính thứ hai:

3. đối t−ợng, nội dung

4.1.2. Điều kiện kinh tế x∙ hộ

4.1.2.1. Tốc độ tăng tr−ởng và cơ cấu kinh tế

Thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm đầu (2001- 2005) của đất n−ớc: Đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, củng cố an ninh, quốc phòng, tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách để thúc đẩy quá trình tăng tr−ởng kinh tế và hội nhập quốc tế, thời gian qua Đảng bộ và nhân dân huyện Phú Xuyên luôn cố gắng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tuy còn nhiều khó khăn, song đ−ợc sự quan tâm của Tỉnh uỷ - HĐND - UBND tỉnh, sự giúp đỡ tạo điều kiện của các sở, ban ngành của tỉnh, quan tâm giúp đỡ của ban ngành trung −ơng và bằng những kinh nghiệm thực tế đã đ−ợc tích luỹ. Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã đạt đ−ợc một số thành tựu đáng kể:

Nền kinh tế của huyện có mức tăng tr−ởng khá, tốc độ tăng tr−ởng kinh tế chung đạt 12,25%/năm. Đời sống nhân dân đ−ợc cải thiện rõ rệt, thu nhập bình quân đầu ng−ời đạt khoảng 5.707.000đ/năm, bình quân l−ơng thực đầu ng−ời đạt 618kg/năm.

Nền kinh tế của huyện có sự chuyển dịch đúng h−ớng nh−ng còn chậm và ch−a vững chắc. Năm 2006, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 40,4%; th−ơng mại, dịch vụ chiếm 23,7%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 35,9% [17]. Cơ cấu kinh tế của huyện đ−ợc thể hiện qua biểu đồ 4.2.

23,70% 40,40%

35,90%

Nụng nghiệp Cụng nghiệp Dịch vụ

Biểu đồ 4.2. Cơ cấu kinh tế của huyện Phú Xuyên năm 2006

(Nguồn: Phòng nông nghiệp huyện Phú Xuyên) 4.1.2.2. Tình hình phát triển các ngành sản xuất

Trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế nông thôn của Phú Xuyên đã từng b−ớc chuyển dịch theo h−ớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể:

- Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 35,9% tổng GDP toàn huyện. Có thể nói Phú Xuyên là quê h−ơng của các làng nghề giàu truyền thống nh−: da giầy, mây tre đan, khảm trai, sơn mài, may mặc, đồ gia dụng...

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………43

- Ngành th−ơng mại, dịch vụ chiếm 23,7% tổng GDP toàn huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 17 chợ nông thôn và 4 khu trung tâm kinh doanh th−ơng nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra hệ thống th−ơng nghiệp và cung ứng vật t−

của Nhà n−ớc cũng đã đ−ợc sắp xếp lại và kinh doanh b−ớc đầu có hiệu quả. - Ngành nông nghiệp trong những năm qua phát triển toàn diện và là ngành sản xuất chính, chiếm 40,4% tổng GDP toàn huyện. Cơ cấu nông nghiệp chuyển đổi mạnh theo h−ớng sản xuất hàng hoá, tỷ trọng ngành trồng trọt 63,6%, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản 36,4%. Tuy nhiên năng suất lao động ch−a cao, ch−a hình thành những vùng sản xuất hàng hoá tập trung với quy mô vừa và lớn. Đặc biệt ruộng đất vẫn còn phân tán manh mún; cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp thì trồng trọt chiếm tỷ trọng cao, chăn nuôi thuỷ sản đã có b−ớc phát triển tốt, đã hình thành mô hình trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản mang tính chất sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

Kết quả sản xuất nông nghiệp của huyện qua một số năm thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Phú Xuyên giai đoạn 2004 - 2006

ĐVT: tỷ đồng

Phân theo thành phần nông nghiệp Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Tổng giá trị 481,10 493,54 501,20

1. Trồng trọt 311,70 315,42 318,70

- Cây l−ơng thực 255,10 257,40 260,60 - Cây công nghiệp ngắn ngày 52,30 53,40 54,60

- Cây trồng lâu năm 4,30 4,72 3,50

2. Chăn nuôi 169,40 178,12 182,50

- Gia súc 142,75 144,60 145,30

- Gia cầm 21,30 26,80 28,40

- Nuôi trồng thuỷ sản 2,40 3,69 5,71

- Chăn nuôi khác 2,95 3,03 3,09

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………44

+ Trồng trọt: Sự thay đổi về nhận thức của ng−ời nông dân cùng với sự

tác động tích cực có hiệu quả của các cấp, các ngành làm cho năng lực sản xuất của ng−ời dân đ−ợc nâng lên. Công tác khuyến nông đ−ợc đẩy mạnh, các loại giống cây trồng có năng suất cao đ−ợc đ−a vào sản xuất.

Hệ số sử dụng ruộng đất hiện nay toàn huyện là 2,95 lần/năm.

+ Chăn nuôi: Trong những năm gần đây, chăn nuôi đang có h−ớng phát

triển thành sản xuất hàng hoá d−ới hình thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp (Bò, lợn, gà siêu thịt, vịt siêu trứng, ngan pháp...).

+ Nuôi trồng thuỷ sản: Tận dụng diện tích ao hồ, đầm và một phần

diện tích ruộng trũng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản nên tổng diện tích mặt n−ớc nuôi trồng thuỷ sản của huyện là 878,31 ha.

Nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là thuỷ sản đặc sản có các điển hình nh− nuôi ba ba, rắn độc... song vẫn ch−a mở rộng đ−ợc vì sản phẩm này chủ yếu là xuất khẩu mà giá cả thị tr−ờng luôn bị biến động cộng với việc đầu t− vốn ban đầu lớn.

Hiện nay trên địa bàn huyện đã có nhiều mô hình chăn nuôi trang trại theo h−ớng công nghiệp có giá trị kinh tế cao, thu hút đ−ợc nhiều lao động.

4.1.2.3. Dân số và lao động

Theo kết quả tổng điều tra dân số, tính đến ngày 31/12/2006 thì tổng số nhân khẩu của huyện Phú Xuyên là 186.443 ng−ời, so với năm 2003 dân số đã tăng lên 2.380 ng−ời. Tỷ lệ tăng dân số là 0,96 % [24].

Mật độ dân số trung bình toàn huyện năm 2006 là 1.090 ng−ời/km2, nh−ng phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính trong huyện. Xã có mật độ dân số cao nhất là thị trấn Phú Minh 3.984 ng−ời/km2, xã có mật độ thấp nhất là xã Vân Từ có 768 ng−ời/km2.

Dân số đô thị chiếm 8,04% tổng dân số toàn huyện, dân số nông thôn chiếm 91,96% chứng tỏ phần lớn dân c− của Phú Xuyên sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp và mật độ đô thị hoá còn thấp.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………45

h−ớng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động trong các lĩnh vực phi nông nghiệp. Năm 2006, tổng số lao động là 97.975 ng−ời tăng 1.240 ng−ời so với năm 2003, trong đó lao động nông nghiệp là 75.450 ng−ời, chiếm 77,01% tổng số lao động; th−ơng mại dịch vụ 6.083 ng−ời, chiếm 6,21%; lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 16.442 ng−ời, chiếm 16,78% tổng số lao động trong huyện [24].

Số hộ đói nghèo của huyện năm 2006 (theo tiêu chí mới) là 5.967 hộ chiếm 12,9% tổng số hộ.

Bình quân diện tích đất nông nghiệp/ng−ời thấp và có xu h−ớng giảm dần qua các năm. Năm 2003, bình quân đất sản xuất nông nghiệp là 616 m2/ng−ời, đến năm 2006 còn 605 m2/ng−ời. Trong sản xuất mang tính thời vụ cao, thời gian cho sản xuất nông nghiệp ở 2 vụ chính chiếm khoảng trên 4 tháng, do đó nếu không phát triển sản xuất thâm canh tăng vụ, mở rộng chăn nuôi, dịch vụ và ngành nghề thủ công trong nông thôn, thì số lao động nhàn rỗi còn nhiều.

Tình hình biến động dân số năm 2003 - 2006 đ−ợc thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Dân số, lao động huyện Phú Xuyên giai đoạn 2003 - 2006

Chỉ tiêu ĐVT 2003 2004 2005 2006

1. Dân số ng−ời 184.063 18.5246 185.764 186.443 - Dân số đô thị ng−ời 14.770 14.848 14.918 14.983 - Dân số nông thôn ng−ời 169.293 170.398 170.846 171.460 2. Lao động ng−ời 96.735 96.992 97.367 97.975 - Lao động nông nghiệp ng−ời 76.752 76.495 76.020 75.450 - Lao động phi nông nghiệp ng−ời 19.983 20.097 20.347 20.525 3. Tổng số hộ hộ 46.997 47.258 47.390 47.536 4. Một số chỉ tiêu bình quân

- Bình quân nhân khẩu/hộ ng−ời 3,916 3,920 3,916 3,922 - BQ đất SX nông nghiệp/ng−ời m2 616 611 609 605

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………46

4.1.2.3. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

* Giao thông [24], [36]

Hệ thống giao thông rất thuận tiện cả về đ−ờng bộ, đ−ờng sắt và đ−ờng thuỷ. Bao gồm các tuyến chính:

Tuyến đ−ờng quốc lộ 1A và đ−ờng cao tốc Cầu Giẽ - Pháp Vân chạy qua với tổng chiều dài là 19,78 km. Đây là tuyến đ−ờng giao thông chính của huyện với các vùng lân cận. Tuyến tỉnh lộ gồm các tuyến Cầu Giẽ - Cống Thần, Tía - Quán Tròn, Đỗ Xá - Cảng Vạn Điểm… với tổng chiều dài là 34,5 km. Ngoài ra các tuyến đ−ờng liên xã trong toàn huyện đ−ợc khép kín với tổng chiều dài 56 km. Trong đó có một số tuyến rải nhựa và mở rộng, còn lại một số tuyến rải cấp phối… Hệ thống đ−ờng liên thôn, đ−ờng trong xóm cũng cải tạo và nâng cấp, phần lớn đã đ−ợc kiên cố đổ bê tông. Hệ thống đ−ờng nội đồng cũng đ−ợc nâng cấp đảm bảo cho hoạt động sản xuất của nhân dân trong huyện.

Hệ thống đ−ờng thuỷ đó là sông Nhuệ đ−ợc nối với hệ thống sông Đáy qua cửa Nhật Tịu cùng sông Hồng tạo nên hệ thống đ−ờng thuỷ nội địa từ huyện đi các tỉnh phía Đông nh− H−ng Yên, Hải D−ơng… đảm bảo cho các tầu thuyền có trọng tải từ 150 đến 300 tấn đi lại. Ngoài ra, huyện có một bến cảng Vạn Điểm có thể cho tàu trọng tải 300 tấn trở xuống cập bến an toàn.

Hệ thống đ−ờng sắt: hệ thống đ−ờng tránh cho tàu chờ, tàu đỗ, tàu tránh thuận lợi nằm tại trung tâm huyện sát với đ−ờng Quốc lộ 1A Bắc - Nam.

* Thuỷ lợi [24], [36]

Trên địa bàn huyện có 68 trạm bơm với 298 máy bơm. Tổng công suất 475.620 m3/h đảm bảo phục vụ t−ới tiêu theo yêu cầu của sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích t−ới tiêu 10.520 ha, trong đó t−ới bằng động lực 10.000 ha. Trong mùa m−a úng với l−ợng m−a 300 mm trong 3 - 5 ngày đảm bảo tiêu úng cứu lúa, hoa màu... Các trạm bơm hàng năm đều đ−ợc tu bổ, bảo d−ỡng, nâng cấp.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………47

Cùng với hệ thống trạm bơm, hệ thống kênh t−ới tiêu nội đồng của huyện từ nhiều năm nay th−ờng xuyên đ−ợc cải tạo và đã cứng hoá đ−ợc một phần hệ thống kênh t−ới, đảm bảo yêu cầu t−ới tiêu của cây trồng.

Hệ thống đê kè toàn huyện có 104,8 km, trong đó sông Hồng có 17 km bờ đê và 2 kè trọng điểm Cát Bi và Quang Lãng, 2 cống xuyên đê là cống cảng Vạn Điểm và cống trạm bơm Khai Thái. Hệ thống đê sông Hồng hàng năm đ−ợc Nhà n−ớc quan tâm củng cố vững chắc song cũng chỉ đảm bảo an toàn ở mức báo động số 3. Phong trào trồng tre chắn sóng trên đê sông Hồng của huyện đã triển khai rất tốt.

* Hệ thống điện

Hiện nay 28 xã, thị trấn trong huyện có điện thắp sáng, 100% thôn đã có hệ thống l−ới điện hạ thế. Toàn huyện có 159 trạm biến áp, tổng công suất 50,225 KVA có 158,71 km đ−ờng dây cao thế và 480 km đ−ờng dây hạ thế.

Hiện nay nhu cầu sử dụng điện trong sinh hoạt của ng−ời dân tăng nhanh. Trong khi hệ thống l−ới điện hạ thế ở nhiều xã do xây dựng từ lâu, thiếu quy hoạch, chắp vá, lạc hậu nên hệ thống điện ch−a đảm bảo đ−ợc nhu cầu sử dụng điện của nhân dân. Bên cạnh đó, công tác quản lý sử dụng ch−a tốt nên tổn thất điện năng còn lớn, giá điện sử dụng còn cao từ 650 đến 700 đồng/Kwh.

* Bu chính viễn thông

Toàn huyện có 1 trạm b−u điện tại trung tâm huyện, 3 trạm b−u cục Đại Thắng, Cầu Giẽ và Chợ Bái, 28 điểm b−u điện ở các xã, thị trấn. Tổng số máy điện thoại cố định hiện có trên địa bàn huyện khoảng 7.900 máy.

Mạng thông tin b−u chính về phát hành báo chí đ−ợc tổ chức từ huyện đến xã cụm dân c− thống nhất do b−u điện huyện tổ chức thực hiện.

* Giáo dục - đào tạo

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………48

học phổ thông, trong đó có 3 tr−ờng đ−ợc xây từ 2 đến 3 tầng mái bê tông kiên cố thu hút đ−ợc trên 5.000 học sinh từ lớp 10 đến lớp12; Có 29 tr−ờng phổ thông trung học cơ sở, trong đó có 15 tr−ờng đ−ợc xây 2 tầng mái bằng kiên cố thu hút đ−ợc trên 15.000 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9; Có 28 tr−ờng tiểu học thu hút đ−ợc trên 20.000 học sinh từ lớp 1 đến lớp 5; Có 30 tr−ờng mẫu giáo và 230 nhà trẻ.

Nh− vậy có thể nói, các cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, học tập không ngừng đ−ợc hoàn thiện, chất l−ợng đội ngũ giáo viên ngày càng nâng cao, kết quả học tập của học sinh ngày càng tốt hơn [25].

* Y tế

Huyện có 1 bệnh viện nằm tại trung tâm huyện và 2 phòng khám đa khoa tại 2 khu vực của huyện với tổng số 100 gi−ờng bệnh và 134 cán bộ y tế. Trong đó có 33 bác sĩ và 1 d−ợc tá đại học, 44 y sĩ, 4 d−ợc sĩ trung học còn lại là lực l−ợng kỹ thuật viên và y tá trung học. Cơ sở vật chất phục vụ cho khám và điều trị không ngừng đ−ợc hoàn thiện. Trình độ chuyên môn của lực l−ợng cán bộ kỹ thuật không ngừng đ−ợc nâng cao.

Trong huyện các xã, thị trấn đều có trạm y tế đ−ợc xây dựng kiên cố. Mỗi trạm xá có từ 2 - 3 gi−ờng bệnh chủ yếu phục vụ cho việc sinh đẻ, dân số kế hoạch hoá gia đình… Lực l−ợng cán bộ trạm có 121 ng−ời, trong đó có 23 bác sĩ, 72 y sĩ, còn lại là y tá và nữ hộ sinh.

Với hệ thống y tế trên, việc thực hiện các ch−ơng trình chăm sóc sức khoẻ ban đầu, khám và điều trị bệnh, sinh đẻ có kế hoạch, tiêm chủng mở rộng, phòng và dập tắt các dịch bệnh cho toàn dân trong huyện đ−ợc thực hiện tốt [24].

Nhận xét chung về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện

Cùng với công cuộc đổi mới của Đảng và Nhà n−ớc đi vào cuộc sống thì nền kinh tế của huyện Phú Xuyên đã phát triển khá toàn diện. Tốc độ phát triển kinh tế luôn tăng. Trong cơ cấu kinh tế, tuy nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………49

trọng lớn nh−ng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và th−ơng mại - dịch vụ cũng tăng dần. Tuy nhiên, so với những lợi thế và tiềm năng sẵn có của huyện thì nhịp độ phát triển kinh tế ch−a cao. Sản xuất nông nghiệp vẫn độc canh cây lúa là chủ yếu. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm và ch−a đồng bộ.

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi đáng kể nh−ng phát triển không đồng đều ch−a đáp ứng đ−ợc nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

Dân số gia tăng dẫn đến bình quân diện tích đất nông nghiệp/ng−ời giảm, trong khi nhu cầu đất cho sự phát triển các ngành ngày càng tăng. Tất cả những vấn đề trên đã gây áp lực lớn đối với quỹ đất nông nghiệp trong toàn huyện. Do đó, nghiên cứu khai thác sử dụng quỹ đất nông nghiệp một cách khoa học, hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất đang là mục tiêu chiến l−ợc của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Phú Xuyên.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện phú xuyên, tỉnh hà tây (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)