Các vùng sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện phú xuyên, tỉnh hà tây (Trang 65 - 67)

- Cách tính thứ hai:

7. Đỗ (xanh, đen)

4.3.1. Các vùng sản xuất nông nghiệp

Huyện Phú Xuyên có tổng diện tích đất nông nghiệp là 11.297,12 ha, chiếm 66,05% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó chủ yếu là đất trồng cây hàng năm 10.088,60 ha chiếm 89,30% tổng diện tích đất nông nghiệp.

Đất đai của Phú Xuyên màu mỡ và t−ơng đối đồng nhất, thích hợp với nhiều loại cây trồng với nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau, hệ thống cây trồng của huyện rất phong phú và đa dạng. Từng loại cây trồng, từng kiểu sử dụng đất chỉ phù hợp với chất đất nhất định, có địa hình thích hợp.

Cơ sở thực tiễn phân vùng sản xuất nông nghiệp

Vùng sản xuất nông nghiệp của huyện Phú Xuyên có thể chia làm 2 tiểu vùng sản xuất chính: Tiểu vùng 1 và tiểu vùng 2. Việc phân vùng này căn cứ vào một số đặc điểm sau:

+ Địa hình: Phú Xuyên có địa hình t−ơng đối bằng phẳng và có h−ớng dốc dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Từ đặc điểm địa hình này, có thể chia

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………58

lãnh thổ của huyện thành 2 tiểu vùng sản xuất: Vùng 1, có địa hình vàn cao, vàn; Vùng 2, có địa hình vàn thấp, thấp và trũng.

+ Thổ nh−ỡng: Theo kết quả điều tra đất đai của huyện đ−ợc chia thành 2 vùng: - Vùng 1, đất có thành phần cơ giới nhẹ với: Độ pH từ 4,7 đến 6,0; Đạm tổng số d−ới 1,1%.

- Vùng 2 đất có thành phần cơ giới nặng hơn với: Độ pH từ 4,1 đến 5,2; Đạm tổng số từ 2 - 3%.

+ Hệ thống cây trồng hiện tại, có thể chia huyện thành 2 vùng sản xuất chính: - Vùng 1, có hệ thống cây trồng rất phong phú. Ngoài cây trồng chính là cây lúa thì vùng vùng còn rất nhiều cây trồng khác với diện tích lớn nh− đậu t−ơng, lạc, ngô, đậu xanh, đen...

- Vùng 2, hệ thống cây trồng chủ yếu mang tính độc canh cây lúa, ngoài ra có cây đậu t−ơng.

Tiểu vùng 1:Vùng phía Đông đ−ờng quốc lộ 1A

Gồm 13 xã: thị trấn Phú Minh, Văn Nhân, Thuỵ Phú, Nam Phong, Nam Triều, Hồng Thái, Khai Thái, Phúc Tiến, Quang Lãng, Minh Tân, Bạch Hạ, Tri Thuỷ, Đại Xuyên là những xã nằm dọc theo sông Hồng có địa hình vàn cao, vàn với các loại đất là đất phù sa đ−ợc bồi và không đ−ợc bồi hàng năm.

Với tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng 4.819,81 ha chiếm 42,66% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện, diện tích đất vùng 1 chủ yếu canh tác 3 vụ. Đây là vùng đất thích hợp cho việc trồng lúa, ngô, cây công nghiệp ngắn ngày, rau các loại cho hiệu quả kinh tế cao. Diện tích đất trồng cây ăn quả đ−ợc phân bố ở hầu hết các xã trong vùng. Vùng đất này cũng thích hợp cho việc trồng cây ăn quả nh− nhãn, vải, chuối, b−ởi...

Về chăn nuôi, ngoài việc cung cấp lợn thịt, vùng này còn là vùng cung cấp các giống lợn con vì số lợn nái cả vùng chiếm trên 70% của toàn huyện, ngoài ra còn phát triển đàn bò sinh sản, bò thịt, có khả năng nuôi bò sữa, chăn nuôi gà công nghiệp, ngan pháp, vịt siêu thịt, chăn nuôi cá và thuỷ đặc sản.

Trường Đại học Nụng nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nụng nghiệp …………59

Để đảm bảo tính khái quát, khách quan và đại diện đ−ợc cho vùng nghiên cứu chúng tôi chọn xã Quang Lãng và xã Văn Nhân làm điểm nghiên cứu.

Tiểu vùng 2:Vùng phía Tây đ−ờng quốc lộ 1A

Gồm 15 xã: Ph−ợng Dực, Hồng Minh, Văn Hoàng, Đại Thắng, Phú Túc, Chuyên Mỹ, Trí Trung, Hoàng Long, Quang Trung, Sơn Hà, Tân Dân, Vân Từ, Phú Yên, Châu Can và thị trấn Phú Xuyên. Với tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng 6.477,31 ha chiếm 57,34% tổng diện tích đất nông nghiệp toàn huyện

Đây là vùng đất trong đê sông Hồng không đ−ợc bồi hàng năm, có địa hình trũng hơn, đất thịt nặng, có độ chua cao nên sản xuất nông nghiệp vẫn còn mang tính độc canh, chủ yếu là trồng lúa và đậu t−ơng, khả năng mở rộng diện tích cây vụ đông vẫn còn. Hiện nay toàn vùng mới sử dụng khoảng 65 - 70% diện tích đất trồng trọt để phát triển cây vụ đông, là vùng có tỷ trọng cây l−ơng thực lớn so với toàn huyện nên tiềm năng về năng suất lúa của vùng còn rất lớn.

Về chăn nuôi: chủ yếu là chăn nuôi lợn thịt, vịt đàn, vịt đẻ lấy trứng và tận dụng diện tích ao, hồ, sông cụt để thả cá. Nếu nguồn n−ớc sông Nhuệ không bị ô nhiễm thì vùng này có thể phát triển việc nuôi cá lồng trên sông.

Trong t−ơng lai, huyện phải có biện pháp tăng c−ờng công tác thuỷ nông để khai thác vụ đông của vùng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, đặc biệt là xây dựng, phát triển các mô hình trang trại, phát triển trồng cây ăn quả lâu năm.

Để đảm bảo tính khái quát, khách quan và đại diện đ−ợc cho vùng nghiên cứu chúng tôi chọn xã Đại Thắng và xã Chuyên Mỹ làm điểm nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại huyện phú xuyên, tỉnh hà tây (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)