4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.5.1. Kết quả nuôi vỗ béo các tổ hợp lai Dx F1(LY), Dx F1(YL),
Để đánh giá khả năng nuôi vỗ béo con lai của 5 tổ hợp lai, chúng tôi tiến hành khảo sát nuôi vỗ béo con lai của chúng. Thức ăn cho lợn do Xí nghiệp tự sản xuất và cho ăn đồng nhất về giá trị dinh d−ỡng cho cả đàn lợn nuôi tại trại. Kết quả đ−ợc dẫn ra ở bảng 4.10.
Kết quả khảo sát cho thấy ở trại khối l−ợng lợn bắt đầu nuôi dao động từ 14,87 kg/con ở con lai D x F1(YL) đến 17,01 kg/con ở con lai L19 x C1050 (P<0,05), các tổ hợp lai còn lại không có sự chênh lệch nhau nhiều (P>0,05).
Tuổi bắt đầu nuôi vỗ béo ở năm tổ hợp lai có khác nhau, tổ hợp lai L19 x C1050 (63,00 ngày) cao hơn với tất cả các tổ hợp lai còn lại (trừ D x F1(YL)) (P<0,05). Tuổi kết thúc xung quanh dài hơn ở tổ hợp lai L19 x F1(YL) 157,60 ngày và ngắn hơn ở tổ hợp lai D x F1(LY) (P>0,05).
Khối l−ợng kết thúc cao nhất là ở con lai của tổ hợp lai L19 x C1050 (84,50 kg) và D x F1(LY) (81,78 kg) thấp hơn là tổ hợp lai L19 x F1(YL) (76,35 kg) và D x F1(YL) (76,24 kg) sai khác này có ý nghĩa thống kê P<0,05.
Tăng trọng g/ngày tuổi cao nhất thuộc về con lai của tổ hợp lai L19 x C1050 (537,72 g/ngày tuổi) và D x F1(LY) (525,42 g/ngày tuổi) sai khác so với con lai của tổ hợp lai khác có ý nghĩa thống kê ở mức P<0,05. Các tổ hợp lai còn lại không sai khác nhau (P>0,05).
Tăng trọng trong thời gian nuôi cũng đạt cao nhất ở tổ hợp lai L19 x C1050 (717,00 g/ngày nuôi) và D x F1(LY) (694,91 g/ngày nuôi) thấp nhất thuộc về tổ hợp lai L19 x F1(YL) (623,90 g/ngày nuôi) (P<0,05). Tổ hợp lai D x F1(LY) và D x F1(YL) (650,10 g/ngày nuôi) t−ơng đ−ơng nhau (P>0,05).
Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng thấp nhất lại thuộc về con lai của tổ hợp lai D x F1(LY), D x F1(YL) đều đạt (2,40 kg), còn tổ hợp lai L19 x F1(YL) (2,56 kg) có cao hơn các tổ hợp lai.
Tỷ lệ móc hàm của con lai ở cặp lai dao động từ 77,81% đến 80,02% tuy nhiên không có sự sai khác giữa các con lai của các cặp lai (P>0,05). Tăng trọng của thịt móc hàm của các con lai cao nhất ở cặp lai D x F1(LY) 414,21 g/ngày thấp nhất ở tổ hợp lai D x F1(YL) 393,32 g/ngày (P>0,05).
Độ dày mỡ l−ng đo ở vị trí P2 đạt đ−ợc khi xuất bán của các con lai đạt đ−ợc D x F1(LY) (13,76 mm); D x F1(YL) 12,83mm); L19 x F1(LY) (13,40 mm); L19 x F1(YL) (12,73 mm) và L19 x C1050 (12,57 mm). Song không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa con lai của các tổ hợp lai (P>0,05).
Kết quả của chúng tôi cũng t−ơng đ−ơng với tác giả: Phùng Thị Vân và cộng sự (2000) [54] khi nghiên cứu về khả năng nuôi vỗ béo của lợn lai D x F1(LY) cho biết tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng 2,98 kg; dày mỡ l−ng tại P2 1,29 - 1,45 cm. Còn con lai D x F1(YL) tiêu tốn thức ăn/1kg tăng trọng 2,95 kg; dày mỡ l−ng tại P2 13,4 - 15,9 mm.
4.5.2. So sánh kết quả nuôi vỗ béo của năm tổ hợp lai
- Tuổi bắt đầu nuôi vỗ béo của 5 tổ hợp lai có khác nhau dao động từ 60,40 ngày của tổ hợp lai L19 x F1(YL) đến 63,00 ngày của tổ hợp lai L19 x C1050, nh−
vậy tuổi bắt đầu nuôi vỗ béo của 5 tổ hợp lai t−ơng đ−ơng nhau hoặc sai khác với P<0,05. Tuổi kết thúc thì có sự đồng đều hơn (hơn kém nhau 2 ngày) giữa các tổ hợp lai (P<0,05).
- Khối l−ợng đầu vào giữa các tổ hợp lai t−ơng đối đồng đều, tuy nhiên giữa con lai của D x F1(YL) (14,87 kg) với L19 x C1050 (17,01 kg) có sai khác nhau ở mức P<0,05. Khối l−ợng kết thúc nuôi vỗ béo có sai khác giữa con lai của tổ hợp lai L19 x C1050 (84,50 kg) so với các tổ hợp lai còn lại P<0,05 (trừ D x F1(LY)), giữa tổ hợp lai D x F1(YL) (76,24 kg); L19 x F1(LY) (77,57 kg) và L19 x F1(YL) (76,35 kg) không sai khác có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
- Tăng trọng g/ngày tuổi và tăng trọng trong thời gian nuôi đều cao nhất ở con lai của hai tổ hợp lai L19 x C1050 (537,72 g/ngày tuổi và 717,00 g/ngày nuôi) và D x F1(LY) (525,42 g/ngày tuổi và 694,91 g/ngày nuôi), các tổ hợp lai còn lại có thấp hơn (P<0,05).
- Các chỉ tiêu tỷ lệ móc hàm, tăng trọng của thịt móc hàm, độ dày mỡ l−ng của con lai thuộc 5 tổ hợp lai không có sự sai khác (P>0,05).
Bảng 4.10. Kết quả nuôi vỗ béo các tổ hợp lai D x F1(LY), D x F1(YL), L19 x C1050, L19 x F1(LY) và L19 x F1(YL)
D x F1(LY) D x F1(YL) L19 x C1050 L19 x F1(LY) L19 x F1(YL) Tổ hợp lai
Chỉ tiêu
n X ± SX n X ± SX n X ± SX n X ± SX n X ± SX
KL bắt đầu nuôi (kg) 29 16,34ab± 0,43 42 14,87b± 0,44 28 17,01a± 0,60 50 16,28ab ± 0,34 45 15,80ab± 2,71
Tuổi bắt đầu nuôi (ngày) 29 61,45b± 0,25 42 62,76a ± 0,22 28 63,00a± 0,15 50 61,06bc ± 0,18 45 60,40c± 1,57
KL kết thúc (kg) 29 81,78ab± 0,49 42 76,24c ± 1,48 28 84,50a± 1,38 50 77,57bc ± 0,83 45 76,35c± 7,93
Tuổi kết thúc nuôi (kg) 29 155,69b± 0,52 42 157,26ab± 0,44 28 157,18ab± 0,48 50 157,00ab± 0,33 45 157,60a± 2,21
Tăng trọng/ngày tuổi (g) 29 525,42ac± 3,62 42 485,15b± 9,82 28 537,72a± 8,96 50 494,43bc± 5,84 45 484,65b± 51,80
Tăng trọng/ngày nuôi(g) 29 694,91ab± 8,93 42 650,10bc± 17,0 28 717,00a± 17,2 50 639,56c± 9,58 45 623,90c± 14,0
TTTA/kg TT (kg) 29 2,40 42 2,40 28 2,44 50 2,56 45 2,61
Tỷ lệ móc hàm (%) 5 79,70a± 0,55 10 78,14a ± 0,60 6 77,81a± 1,41 8 80,02a ± 0,61 9 78,60a± 0,60
TT thịt móc hàm (g/ngày) 5 414,21a± 7,87 10 393,32a± 9,64 6 405,62a± 6,50 8 406,80a± 10,30 9 395,9a± 30,02
Dày mỡ l−ng (mm) 29 13,76a± 0,26 42 12,83a ± 0,34 28 12,57a± 0,31 35 13,40a ± 0,31 45 12,73a± 0,32