Tình hình nghiên cứu trong n−ớc

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản suất của các công thức lai đối với đàn lợn nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi đồng hiệp hải phòng (Trang 32 - 35)

2. Tổng quan tài liệu

2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong n−ớc

Nhằm nâng cao năng suất và chất l−ợng lợn thịt trong n−ớc từ năm 1964 đ−ợc sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), Việt Nam đã nhập giống lợn Đại Bạch, Berkshire về nuôi. Tiếp sau đó cho đến các năm gần đây Việt Nam tiếp tục cho nhập nội các các giống lợn ngoại Yorkshire, Landrace, DE, Duroc...từ Cu Ba, Nhật, Pháp...về nuôi tại các trại giống lợn của các viện nghiên cứu, các tr−ờng đại học nông nghiệp, các cơ sở giống của trung −ơng và của tỉnh để nuôi thích nghi và phục vụ lai tạo sản xuất giống lợn trong n−ớc.

Trong kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học và tính năng sản xuất của một số giống lợn ngoại của tác giả Phạm Hữu Doanh và các cộng sự (1995) [13] cho biết:

Kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace cũng đ−ợc thể hiện thông báo của Đặng Vũ Bình (1999) [6]. ở lợn Yorkshire tuổi đẻ lứa đầu 418,54 ngày tuổi, số con đẻ ra còn sống 9,77 con/ổ, số con 21 ngày tuổi là 8,61 con/ổ, số con 35 ngày tuổi là 8,15 con/ổ và khối l−ợng lúc 35 ngày tuổi là 8,09 kg/con. ở lợn Landrace các chỉ tiêu t−ơng ứng là 9,86 con/ổ; 8,68 con/ổ; 8,22 con/ổ và 8,2 kg. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra rằng độ lớn của lứa đẻ đạt giá trị thấp nhất ở lứa 1, sau đó tăng dần lên, ổn định và có khuynh h−ớng giảm ở lứa thứ 6.

Bảng 2.4. Năng suất sinh sản của một số giống lợn ngoại Giống

Chỉ tiêu Yorkshire Landrace Duroc

Số con đẻ ra/ổ (con)

Khối l−ợng toàn ổ con sơ sinh (kg) Khối l−ợng toàn ổ 21 ngày tuổi (kg) Khối l−ợng toàn ổ 45 ngày tuổi (kg) Khối l−ợng toàn ổ 60 ngày tuổi (kg) Số con 60 ngày/ổ (con)

9,37 11,89 33,67 60,04 79,24 8,9 8,40 11,30 31,30 66,13 84,05 7,0 9,1 12,10 33,45 58,43 - -

Phùng Thị Vân và cộng sự (2000) [53] kết luận hai nhóm lợn lai đực Yorkhsire với nái Landrace nâng cao số con đẻ sống/ổ 1,03 con, tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa là 3,52%, khối l−ợng bình quân/1 lợn con lúc 60 ngày tuổi là 1,0 kg và giảm mức tiêu tốn thức ăn/1 kg lợn con lúc 35 và 60 ngày tuổi t−ơng ứng là 6,76% và 9,64% so với lợn nái Landrace phối thuần. Tổ hợp lai đực Landrace với nái Yorkshire không làm tăng số con đẻ ra còn sống/ổ nh−ng tăng tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa là 1,61%, tăng khối l−ợng bình quân/1 lợn con lúc 60 ngày là 0,4 kg đồng thời giảm chi phí thức ăn cho 1 kg lợn con 35 và 60 ngày tuổi t−ơng ứng là 6,6% và 4,94% so với lợn Yorkshire phối thuần.

Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu nuôi vỗ béo và giết thịt đối với lợn Đại Bạch, Landrace và con lai F1(Đại bạch x Landrace) đ−ợc Đinh Hồng Luận (1979) [28] thông báo. Trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu về nuôi vỗ béo lợn ngoại và lợn lai ngoại x ngoại cũng đ−ợc tiến hành. Nguyễn Khắc Tích (1993) [44] đã công bố kết quả nghiên cứu về lai giữa lợn ngoại với lợn ngoại: kết quả chỉ ra rằng con lai Hampshire x (Landrace x Yorkshire); Duroc x (Landrace x Yorkshire) có tốc độ tăng trọng cao hơn 50 - 70 g/ngày, tiêu tốn thức ăn thấp hơn từ 0,39 - 0,40 kg thức ăn/kg tăng trọng so với lợn Yorkshire và Landrace thuần chủng. Đồng thời tỷ lệ thịt nạc ở ba loại con lai đạt từ 51,55% - 55,11%. Kết quả nghiên cứu của Lê

Thanh Hải và cộng sự (1994) [19] về sử dụng đực lai (Pietrain x Yorkshire) cho giao phối với nái Yorkshire chỉ ra rằng con lai đạt mức tăng trọng 537,04 gam/ngày; tiêu tốn thức ăn 3,51 kg/kg tăng trọng và tỷ lệ nạc 56,23%. Trong khi đó lợn Yorkshire thuần chủng các chỉ tiêu t−ơng ứng đạt đ−ợc là 523,84 gam/ngày; 3,65 kg thức ăn/kg tăng trọng và 52,85%. Đồng thời Lê Thanh Hải và cộng sự (1996) [20] cũng thông báo kết quả nghiên cứu xác định một số tổ hợp lai ngoại x ngoại để sản xuất lợn lai nuôi thịt đạt tỷ lệ nạc trên 52%. Kết quả cho thấy tỷ lệ nạc ở Yorkshire thuần đạt 55,03%, con lai Landrace x Yorkshire và Landrace x (Landrace x Yorkshire) từ 54,05% - 55,30%; còn con lai Landrace x (Duroc x Yorkshire), (Duroc x Landrace) x (Landrace x Yorkshire), Duroc x (Landrace x Yorkshire) từ 56,00% - 57,31%.

Hiện nay n−ớc ta đã đạt đ−ợc môt số tiến bộ kỹ thuật quan trọng trong chăn nuôi, trong đó kỹ thuật lai kinh tế lợn là một trong những kỹ thuật quan trong nhất của ngành chăn nuôi, nhờ vậy đã làm cho đàn lợn thịt không ngừng tăng lên cả về số l−ợng và chất l−ợng. Đàn lợn thịt của n−ớc ta hiện nay có tới 67% là lợn lai kinh tế. Đàn lợn nái lai ở miền Nam chiếm tới 70 - 80%, trong khi đó đàn lợn nái lai ở miền Bắc chỉ chiếm 30 - 35%. Do vậy cần tăng nhanh về số l−ợng và chất l−ợng đàn nái lai ở miền Bắc bằng cách chọn lọc những tổ hợp lai phù hợp với điều kiện và nhu cầu của ng−ời dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản suất của các công thức lai đối với đàn lợn nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi đồng hiệp hải phòng (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)