Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản suất của các công thức lai đối với đàn lợn nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi đồng hiệp hải phòng (Trang 27 - 32)

2. Tổng quan tài liệu

2.2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Nửa đầu thế kỷ 20 nội dung chủ yếu của công tác giống lợn là chọn lọc và nhân thuần bằng các ph−ơng pháp kiểm tra lợn đực giống qua đời sau. Nh−ng từ nửa sau thế kỷ này do có thêm về những hiểu biết mới về −u thế lai và sự phát triển kỹ thuật thụ tinh nhân tạo lợn, nên ở các n−ớc có ngành chăn nuôi tiên tiến đã phát triển mạnh về lai kinh tế ở lợn. Thời kỳ đầu chỉ mới áp dụng các tổ hợp lai kinh tế đơn giản nh− lai giữa hai giống lợn, về sau có nhiều tổ hợp lai kinh tế phức tạp từ 3, 4, 5 giống lợn và cao hơn nữa là các ch−ơng trình lai tạo lợn Hybrid.

2.2.1.1. Lai kinh tế ở Mỹ và Canada (Bắc Mỹ)

Các n−ớc có nền chăn nuôi lợn phát triển nh− Mỹ, Canada...đã sử dụng các tổ hợp lợn lai kinh tế phức tạp từ các giống lợn cao sản nh− Landrace, Yorkshire, Duroc, Hampshire. Các n−ớc này th−ờng dùng lợn nái lai từ hai giống lợn, sau đó cho phối giống với lợn đực thứ ba để sản xuất ra lợn th−ơng phẩm. Ví dụ: ンDuroc x ワ

F1(Landrace x Yorkshire). Cũng có khi sử dụng lợn đực lai cho phối giống với lợn nái lai để sản xuất ra lợn con nuôi thịt bốn máu. Tổ hợp lai d−ới đây đ−ợc nhiều n−ớc ứng dụng trong sản xuất: ン(Duroc x Landrace) x ワF1(Hampshire x Yorkshire).

Hiện nay Mỹ đã sử dụng “hình tháp di truyền truyền thống” và mô hình “hình tháp di truyền cải tiến”, để xây dựng hệ thống giống lợn. Đối với mô hình truyền

thống, ở đàn lợn cụ kỵ (GGP) th−ờng là lợn nái Yorkshire cho phối với lợn đực Yorkshire để sản xuất ra lợn Yorkshire thuần chủng ở đàn ông bà. Lợn nái Yorkshire ở đàn lợn ông bà (GP) đ−ợc phối giống với lợn đực Landrace để sản xuất ra lợn bố mẹ (P) là F1(Landrace x Yorkshire). Để sản xuất ra lợn th−ơng phẩm ng−ời ta th−ờng dùng nái F1 phối với lợn đực kết thúc, nh− Hampshire, Duroc sản xuất ra lợn lai “ba máu”:

ンH xワF1(L xY) để sản xuất ra lợn th−ơng phẩm [H(LxY)].

ンD x ワF1(L x Y) để sản xuất ra lợn th−ơng phẩm [D(LxY)].

Bảng 2.2. Năng suất sinh sản một số tổ hợp lai ở Mỹ và Canada

Chỉ tiêu Mỹ Canada

Số con đẻ ra còn sống/ổ (con) Số lợn con cai sữa/ổ (con)

Số lợn con cai sữa/nái/năm (con) Số lứa đẻ/nái/năm (lứa)

Khoảng cách lứa đẻ (ngày)

10,11 8,92 20,53 2,32 157 10,22 8,93 20,27 2,27 161

Trong mô hình hình tháp di truyền cải tiến, ở đàn lợn cụ kỵ vẫn dùng lợn nái Yorkshire cho phối với lợn đực Yorkshire để sản xuất ra lợn thuần thay thế trong đàn lợn cụ kỵ (GGP), còn những lợn nái Yorkshire khác cho phối với lợn đực Welsh để sản xuất ra lợn ông bà (GP). Các lợn lai thuộc ông bà đ−ợc phối giống với lợn đực giống Landrace để sản xuất ra lợn bố mẹ (P) là những lợn lai “ba máu”. Cuối cùng những lợn lai “ba máu” này đ−ợc phối giống với lợn đực kết thúc để sản xuất ra lợn th−ơng phẩm. Căn cứ vào nhu cầu thị tr−ờng mà ng−ời ta chọn lợn đực kết

thúc cho phù hợp nh−: (Hampshire x Large White), Duroc, Berkshire, (Duroc x

Hampshire), (Duroc x Large White) (Nguyễn Văn Thiện, 1998) [43] và (Trần Đình Miên, 1998) [34].

Năng suất sinh sản của một số tổ hợp lai ở Mỹ và Canada trình bày ở bảng 2.2 (Trần Kim Anh, 1998) [2].

2.2.1.2. Lai kinh tế lợn ở một số nớc Châu Âu

ở Liên Xô (cũ), Hungary, Đức, Bungary...kết quả lai kinh tế lợn đã làm tăng số lợn con sơ sinh trung bình/ổ là 12 - 16% và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa cao hơn từ 10 - 15% so với lợn thuần. Khả năng nuôi thịt tốt hơn, giảm đ−ợc thời gian vỗ béo từ 25 - 30 ngày, đạt khối l−ợng giết mổ 100kg.

Kết quả lai kinh tế giữa lợn đực Breitốp với lợn nái Đại bạch cho thấy sinh sản của lợn nái tăng lên 17,4%, khối l−ợng lợn con sơ sinh tăng 11,7%, tỷ lệ lợn con xuất bán ra nhiều hơn nhóm lợn thuần là 16,9%, con lai tiêu tốn thức ăn ít hơn 5,4% trên một kg tăng khối l−ợng (Karelin, 1984) [25].

Bảng 2.3. Kết quả nghiên cứu của Winters (1978) [59]

Số l−ợng (con) Số lợn con/ổ (con) Chỉ tiêu Loại lợn Lợn

mẹ Lợn con sinh Sơ Cai sữa

Tuổi đạt khối l−ợng 100kg/con (ngày) Tiêu tốn thức ăn cho 1 lợn đạt 100kg (kg) Lợn thuần 76 627 8,26 5,76 X Y Lợn lai từ 2 giống 45 415 9,22 6,76 X - 17 Y - 28 Lợn lai từ 3 giống 24 237 9,88 8,44 X - 17 Y - 31

Nhiều kết quả nghiên cứu của Winters và các cộng tác viên (1978) [59] đã chứng minh, lợn lai khác giống v−ợt lợn thuần chủng về số l−ợng lợn con nuôi sống và vỗ béo đến khi xuất chuồng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối l−ợng thấp hơn. Tác giả nhận xét lợn lai từ 2 giống có số con trung bình/ổ lúc sơ sinh cao hơn 11,6%, giảm thời gian nuôi thịt là 17 ngày và tiết kiệm đ−ợc 28 kg thức ăn cho một đời lợn nuôi thịt đạt khối l−ợng 100 kg/con so với nuôi lợn thuần.

lợn lai 2 giống và cao hơn 19,6% so với lợn thuần. Từ những nhận xét trên Winters (1978) [59] đi đến kết luận: nhóm lợn lai có xu h−ớng đẻ nhiều con hơn, giảm đ−ợc thời gian nuôi thịt, tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với nhóm lợn thuần.

Tỷ lệ thịt nạc của con lai đạt giá trị trung bình giữa bố và mẹ, song có thiên h−ớng về giống bố. Năng suất nuôi thịt ở con lai F1(Yorkshire x Landrace) cao hơn 6,8%, chi phí thức ăn cho một kg tăng khối l−ợng giảm 6,1% so với giống Yorkshire thuần. Khi nuôi lợn lai từ 3 giống: Duroc, Yorkshire, Landrace −u thế lai về tăng khối l−ợng của con lai là 10,5% (Vơginơ Lôpxki, 1984) [58].

Đỗ Thị Tỵ (1994) [51], ở Hà Lan chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng. Thịt lợn chiếm 60% tổng sản l−ợng thịt các loại đ−ợc sản xuất trong năm, trong chăn nuôi lợn thì trên 90% lợn vỗ béo là lợn lai. Tổ hợp lai hai máu Landrace x Yorkshire chiếm tới 69%, các tổ hợp lai kinh tế có nhiều giống tham gia ngày càng phát triển ở Hà Lan. Các giống lợn chủ yếu dùng trong lai kinh tế là Landrace Hà Lan, Landrace Bỉ, Đại bạch, Pietrain Hà Lan. Nhiều địa ph−ơng của Hà Lan đã sử dụng lợn lai hai máu để nuôi thịt, một số địa ph−ơng khác thì −a chuộng lợn lai 3 - 4 máu, trong đó giống thứ ba th−ờng đ−ợc chọn là lợn đực Duroc Canada. Lợn lai có −u thế đẻ nhiều con, trung bình một ổ lợn con lúc sơ sinh là 9,9 con và đạt 18,2 con cai sữa/năm.

Một số tác giả khác đã sử dụng các tổ hợp lợn lai khác nhau để nâng cao chất l−ợng thịt xẻ. Nghiên cứu của Bereskin và Steel (1986) [61] với công thức lai thuận nghịch giữa hai giống lợn Duroc và Large White ông nhận thấy ở tổ hợp lợn lai

ンDuroc xワLarge White có độ dày mỡ l−ng thấp hơn so với tổ hợp lợn lai ンLarge White x ワDuroc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi lai giữa lợn Hampshire với lợn Slovakia White, bình quân tăng khối l−ợng của lợn lai F1 là 488 g/ngày, độ dày mỡ l−ng là 2,52 cm (Gracik và Heten, 1993) [75].

Nghiên cứu các công thức lợn lai có sự tham gia của giống lợn Landrace Bỉ cho kết quả rất tốt, tăng khối l−ợng trung bình 745 gam/ngày và đạt tỷ lệ thịt nạc là

48,6% cao hơn giống lợn thuần của địa ph−ơng (Kopecky và cộng sự 1989) [87]. Khi nghiên cứu con lai giữa lợn Duroc với lợn Landrace cho thấy tăng khối l−ợng đạt 804 gam/ngày, tiêu tốn 2kg thức ăn/1kg tăng khối l−ợng, tỷ lệ thịt nạc/thân thịt xẻ là 51,86%, độ dày mỡ l−ng là 2,23 cm. Khi cho lợn đực Pietrain phối với lợn nái F1 (Landrace x Yorkshire), tỷ lệ thịt nạc đạt 52 - 55% và đạt khối l−ợng 100 kg ở 161 ngày tuổi (Pavlik và cộng sự 1989) [92].

Ch−ơng trình lai tạo giống lợn “PIC CAMBOROGH 22” của Anh quốc sau

nhiều năm nghiên cứu PIC đã lựa chọn đ−ợc tổ hợp lai từ 4 giống lợn: ン(Pi xY) x ワ

[D x (L x Y)]. Tổ hợp lai này có khả năng sinh sản cao từ 14 - 16 con/lứa. Lợn thịt từ 30 - 90 kg tăng khối l−ợng trung bình 850 gam/ngày, tỷ lệ thịt xẻ trên 80%, độ dày mỡ l−ng tại vị trí P2 là 10,5 mm (giết thịt lúc 80 kg), tỷ lệ thịt nạc trên 60% so với thịt xẻ, chất l−ợng và h−ơng vị thịt thơm ngon. Tổ hợp lai từ 4 giống lợn Pietrain, Yorkshire, Duroc, Landrace đ−ợc nuôi phổ biến ở các n−ớc Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Nhật, Thái Lan...và đã đ−a vào Việt Nam từ năm 1997 (PIC Việt Nam).

2.2.1.3. Lai kinh tế lợn ở Trung Quốc và Thái Lan (Châu á)

Trung Quốc là n−ớc đứng đầu thế giới về sản xuất thịt lợn, số l−ợng lợn của Trung Quốc chiếm trên 40% tổng số lợn của thế giới. Thịt lợn của Trung Quốc chiếm 85% tổng các loại thịt trong n−ớc.

Để nâng cao chất l−ợng đàn lợn thịt, Trung Quốc đã nhập một số giống lợn có khả năng sản xuất cao, phẩm chất thịt tốt nh− lợn Yorkshire, Duroc, Hampshire, Landrace cho phối với lợn nái Meishan của Trung Quốc vì vậy đã làm tăng khả năng sinh sản của lợn nái, đạt trung bình 12,5 con/ổ. Lợn vỗ béo đạt khối l−ợng 90 kg lúc 180 ngày tuổi, tiêu tốn 3,4 kg thức ăn/1kg tăng khối l−ợng, độ dày mỡ l−ng trung bình là 26 mm và đạt tỷ lệ thịt nạc trên 48% (Đỗ Thị Tỵ, 1994) [50].

Các nhà khoa học Trung Quốc nhận xét: tổ hợp lai từ ba giống lợn Large White, Landrace và Tung Chung cho năng suất sinh sản cao hơn, chất l−ợng thịt xẻ tốt hơn so với tổ hợp lai kinh tế từ hai giống, ví dụ: ン Large White x ワ F1

(Landrace x Tung Chung) cho kết quả cao nhất, đạt trung bình 14,1 con/ổ, khối l−ợng một ổ lợn con khi cai sữa là 183,7 kg, lợn vỗ béo đạt tỷ lệ thịt nạc 48,85% (Phạm Đức Kính, 1994) [26].

T−ơng tự nh− các n−ớc ở Châu Âu, tr−ớc năm 1960 Thái Lan chỉ quan tâm đến dòng thuần, phải sau năm 1960 mới quan tâm nghiên cứu lai kinh tế hai máu (hai giống). Sau năm 1970 các nhà khoa học Thái Lan tiến hành nghiên cứu lai kinh tế ba máu (ba giống) và sau 1980 đã tiến tới lai bốn máu (bốn giống). Các giống lợn đ−ợc sử dụng chủ yếu để lai kinh tế ở Thái Lan là Yorkshire, Landrace, Duroc, Hampshire. Hiện nay ở Thái Lan lợn th−ơng phẩm chủ yếu là lợn lai từ 3 - 4 giống có tỷ lệ thịt nạc từ 50 - 55%.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản suất của các công thức lai đối với đàn lợn nuôi tại xí nghiệp chăn nuôi đồng hiệp hải phòng (Trang 27 - 32)