0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Đặc điểm hình thái của bọ nhảy Phyllotreta striolata

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỌ NHẨY PHYLLOTRETA STRIOLATA FABRICIUS HẠI R (Trang 39 -44 )

4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.1. Đặc điểm hình thái của bọ nhảy Phyllotreta striolata

Sau khi đo kích th−ớc các pha (trứng, sâu non, nhộng, tr−ởng thành cái, tr−ởng thành đực). Chúng tôi đã tính toán kích th−ớc trung bình của các pha. Kết quả thể hiện ở bảng 4.3.

Bọ nhảy P. striolata có biến thái hoàn toàn, quá trình sinh tr−ởng phát dục trải qua 4 giai đoạn: trứng - sâu non - nhộng - tr−ởng thành. Tập tính sinh sống của sâu non và tr−ởng thành có sự khác nhau rõ rệt. Sâu non chủ yếu sống và gây hại ở phần d−ới đất của cây, còn tr−ởng thành thì cắn thủng lá.

Bảng 4.3: Kích th−ớc các pha phát dục của bọ nhảy Phyllotreta striolata

Kích th−ớc (mm)

Chiều dài Chiều rộng

Pha phát dục Tối thiểu Tối đa Trung bình Tối thiểu Tối đa Trung bình Trứng 0,24 0,39 0,32 ± 0,007 0,17 0,23 0,20 ± 0,003

Sâu non tuổi 1 1,00 2,30 1,60 ± 0,067 0,11 0,33 0,23 ± 0,013

Sâu non tuổi 2 2,40 4,30 3,33 ± 0,087 0,33 0,68 0,52 ± 0,016

Sâu non tuổi 3 3,20 4,80 3,93 ± 0,064 0,60 1,20 0,87 ± 0,028

Nhộng 1,80 2,10 1,94 ± 0,02 0,70 1,10 0,94 ± 0,021

Tr−ởng thành cái 2,20 2,70 2,43 ± 0,024 1,00 1,30 1,12 ± 0,02

Tr−ởng thành đực 2,00 2,50 2,29 ± 0,027 0,80 1,30 1,10 ± 0,02 Ghi chú : số cá thể đ−ợc đo ở mỗi pha phát triển là 30

4.3.1.1. Pha trứng

- Đặc điểm hình thái:

Qua quan sát chúng tôi thấy trứng của bọ nhảy P. striolata có hình bầu dục, mới đẻ màu trắng đục đến khi sắp nở có màu nâu vàng, bề mặt nhẵn bóng (Hình 4.2).

- Kích th−ớc:

Trứng có chiều dài lớn nhất là 0,39 mm, nhỏ nhất là 0,24 mm, trung bình là 0,32 ± 0,007 mm. Chiều rộng : lớn nhất 0,23 mm, nhỏ nhất 0,17 mm và trung bình 0,2 ± 0,003 mm.

4.3.1.2. Pha sâu non

- Đặc điểm hình thái:

Sâu non bọ nhảy P. striolata có 3 tuổi, hình ống mập, mới nở sâu có màu trắng đục, lớn chuyển dần sang màu nâu vàng. Đầu hình bán cầu, hai má mầu nâu. Trên cơ thể có các u lông nhỏ ngắn và th−a (Hình 3.2).

Phần ngực có 3 đôi chân ngực phát triển giúp chúng hoạt động, chân có 3 đốt, đốt cuối phát triển sấc nhọn hình l−ỡi câu. Trên các đốt bụng có các u lồi, đốt cuối cùng có hình oval nhỏ phía tr−ớc hậu môn.

Cuối các tuổi sâu non co mình lột xác, đặc biệt cuối tuổi 3 sâu non co mình, ngừng ăn 1-2 ngày có khi 3 ngày đến khi kích th−ớc cơ thể co ngắn thì hoá nhộng.

Sâu non bọ nhảy từ khi nở đến khi hoá nhộng có hình dạng ít thay đổi chỉ có màu sắc và kích th−ớc thay đổi.

Sâu non tuổi 1 có mầu trắng đục, sâu non tuổi 2 có mầu nâu nhạt, sâu non tuổi 3 khi đẫy sức có mầu nâu đậm.

- Kích th−ớc:

Sâu non tuổi 1 có chiều dài trung bình 1,6 mm, chiều rộng trung bình 0,23 mm. Sâu non đẫy sức có chiều dài trung bình 3,93 mm, chiều rộng trung bình 0,87 mm.

4.3.1.3. Pha nhộng

- Đặc điểm hình thái:

Nhộng trần có mầu vàng nâu, mầm cánh, mầm chân rõ rệt. Ngay sau khi hóa nhộng thì nhộng có mầu trắng đục sau đó chuyển dần sang màu vàng nâu đến khi sắp hoá tr−ởng thành có màu vàng nâu đậm. Phần đầu, bụng, l−ng và ngực có nhiều lông ngắn cứng và th−a. Đốt cuối cùng của nhộng có hai gai lồi (Hình 4.2).

- Kích th−ớc:

Chiều dài lớn nhất 2,10 mm, nhỏ nhất 1,80 mm, trung bình 1,94 ± 0,02 mm. Chiều rộng lớn nhất 1,00 mm, nhỏ nhất 0,70 mm, trung bình 0,94 ± 0,021 mm.

4.3.1.4 Pha tr−ởng thành

- Đặc điểm hình thái:

Tr−ởng thành bọ nhảy P. striolata có cánh cứng, miệng gặm nhai, cơ thể hình bầu dục có màu đen bóng. Trên mỗi cánh tr−ớc vân sọc hình vỏ củ lạc màu vàng nhạt nằm ở giữa cánh chạy dọc theo chiều dài cơ thể. Tr−ởng thành có 3 đôi chân ngực rất phát triển nhất là đốt đùi, chân sau to khoẻ giúp chúng bay nhảy dễ dàng. Đôi râu đầu rất phát triển có 11 đốt, 3 đốt gốc có mầu nâu nhạt, 8 đốt còn lại có màu đen bóng, có sự khác biệt giữa con đực và con cái. Con cái râu đầu 11 đốt thuôn đều, đốt râu thứ 2 và thứ 3 có màu vàng sáng. Con đực có đốt râu thứ 4 và thứ 5, đặc biệt là đốt thứ 5 to hơn các đốt khác. Con cái có kích th−ớc lớn hơn con đực (Hình 4.2).

- Kích th−ớc:

Tr−ởng thành đực chiều dài lớn nhất 2,5 mm, nhỏ nhất 2 mm, trung bình 2,29 ±0,027 mm, chiều rộng lớn nhất 1,3 mm, nhỏ nhất 0,8 mm, trung bình 1,1± 0,02 mm. Tr−ởng thành cái: chiều dài lớn nhất 2,7 mm, nhỏ nhất 2,2 mm, trung bình 2,43 ±0,024 mm. Chiều rộng lớn nhất 1,3 mm, nhỏ nhất 1 mm, trung bình 1,12 ± 0,02mm. - Tr−ởng thành bọ nhảy P. striolata hoạt động mạnh vào những lúc trời không m−a, nắng nhẹ. Chúng th−ờng đẻ nhiều vào buổi tr−a những ngày ấm áp.

Nếu nhiệt độ tăng lên tới 340C thì tr−ởng thành ít hoạt động - tìm nơi ẩn nấp. Nhiệt độ và ẩm độ là các chỉ số ảnh h−ởng trực tiếp đến quy luật hoạt động cũng nh− thời gian phát dục của các sinh vật nói chung và bọ nhảy nói riêng. L−ợng m−a cũng là yếu tố ảnh h−ởng đến mật độ P. striolata. Qua quan sát chúng tôi thấy khi m−a lớn, kéo dài tr−ởng thành bọ nhảy ít hoạt động và th−ờng ẩn nấp d−ới gốc khóm cây. Lợi dụng đặc điểm này khi phun thuốc ng−ời ta t−ới ngập 2/3 rãnh. Khi tr−ởng thành nhảy tránh thuốc, bị rơi xuống rãnh bị n−ớc phủ vào lổ thở sẽ chết. So với không t−ới ngập rãnh khi phun thì biện pháp này cho hiệu quả hơn hẳn.

Chèn hình 4.2

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC, SINH THÁI HỌC VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỌ NHẨY PHYLLOTRETA STRIOLATA FABRICIUS HẠI R (Trang 39 -44 )

×