4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thành phần cây ký chủ họ hoa thập tự của bọ nhảy Phyllotreta
striolata vụ Đông xuân 2003 – 2004 tại Tằng My - Đông Anh - Hà Nội
Bọ nhảy P. striolata là đối t−ợng gây hại chính trên rau họ hoa thập tự ở n−ớc ta nói riêng và nhiều n−ớc trên thế giới nói chung. Chúng gây hại ở cả pha sâu non và pha tr−ởng thành.
Ngay sau khi nở sâu non chui xuống đất - sống trong đất và tấn công vào các rễ cây. Chúng gặm rễ phụ, gốc thân cây và rễ chính đồng thời chúng gặm mô biểu bì ngoài của rễ non khiến cho rễ hoá gỗ làm cây héo do giảm khả năng hút n−ớc, khoáng, dinh d−ỡng bị hạn chế, hại nặng chúng có thể gây chết cây. Pha sâu non có ảnh h−ởng lớn đến giai đoạn cây con do khả năng phục hồi ở cây con không cao vì vậy khi bị hại cây dễ chết hoặc nếu có phục hồi đ−ợc cây cũng trở nên còi cọc, chậm phát triển, giảm năng suất chất l−ợng rau. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều cây con bị héo và chết ở những ruộng chuyên canh 2 – 3 vụ liền trồng rau họ hoa thập tự. Tác hại của sâu non nặng nhất với cây ở giai đoạn cây mới mọc từ hạt đ−ợc 7-10 ngày hoặc khi cây con trồng bắt đầu hồi xanh.
Tr−ởng thành chủ yếu hại các lá bánh tẻ, lá non. Chúng ăn thủng lá dẫn đến làm giảm khả năng quang hợp của cây, ảnh h−ởng đến giá trị th−ơng phẩm. Khi mật độ tr−ởng thành bọ nhảy cao ở giai đoạn cây con (từ 7-15 ngày sau gieo) chúng có thể gây mất năng suất hoàn toàn do tr−ởng thành cắn thủng lá mầm, lá thật thậm chí cả thân cây vừa nhú.
Qua quá trình điều tra chúng tôi đã xác định đ−ợc phổ kí chủ của
P. striolata và mức độ phổ biến, cấp hại của chúng trên bảng 4.1.