- Ph−ơng pháp tham số:
1.2.1. Tình hình đánh giá đất đai trên thế giớ
Xuất phát từ việc tìm tòi sản xuất ra l−ơng thực thực phẩm, cải tạo, sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên cho chính mình, các n−ớc trên thế giới đã có những nghiên cứu về đánh giá đất đai nhằm phục vụ cho công tác quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên đó... nh−ng chỉ mang tính chất riêng lẻ. Cho đến nay, vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm và tr−ờng phái về đánh giá đất đai khác nhau, chẳng hạn Canada dựa trên cơ sở đánh giá khả năng đất đai đối với biện pháp sử dụng khác nhau về kinh tế và dựa vào khả năng sử dụng đất đai vào mục đích nông lâm nghiệp. Đánh giá
đất đai theo khả năng sử dụng đất vào mục đích nông nghiệp th−ờng chú trọng đến các chỉ tiêu về thành phần cơ giới, cấu trúc của đất, xói mòn và đá lẫn... Dựa trên cơ sở đó, ở Canada đất đ−ợc chia thành 7 nhóm. ở Mỹ đang tồn tại 2 ph−ơng pháp đánh giá đất đai đó là ph−ơng pháp tổng hợp, ph−ơng pháp yếu
tố. Tại Anh đang ứng dụng 2 ph−ơng pháp đánh giá đất đai là dựa vào thống
kê sức sản xuất của đất và thống kê năng suất thực tế của đất. Ph−ơng pháp
đánh giá đất dựa vào thống kê năng suất của đất là mô tả các hạng đất trong
quan hệ ảnh h−ởng của những yếu tố hạn chế của đất đối với việc sử dụng
chúng trong sản xuất nông nghiệp. Ph−ơng pháp đánh giá đất đai dựa vào
thống kê sức sản xuất thực tế của đất: căn cứ vào năng suất bình quân nhiều năm so với năng suất thực tế trên đất đ−ợc lấy làm chuẩn.
Đánh giá đất đai ở Liên Xô cũ là dựa vào đánh giá đất đai theo quan điểm
phát sinh của các nhà khoa học của Liên Xô do Docuchev là ng−ời đại diện.
Ph−ơng pháp đánh giá đất đai đ−ợc hình thành từ đầu những năm 1950 sau đó đã đ−ợc phát triển và hoàn thiện vào năm 1986 để tiến hành đánh giá và thống kê tài
nguyên đất đai nhằm phục vụ cho mục đích xây dựng chiến l−ợc quản lý và sử
dụng đất cho các đơn vị hành chính và sản xuất trên lãnh thổ thuộc liên bang Xô viết (cũ). Docuchev cho rằng đánh giá đất đai tr−ớc hết phải đề cập đến loại thổ nh−ỡng và chất l−ợng tự nhiên của đất, đó là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy. Docuchev đã đề ra những nguyên tắc trong đánh giá đất đai là xác định các yếu tố đánh giá đất phải ổn định và phải nhận biết đ−ợc rõ ràng, khách quan và có cơ sở khoa học, phải tìm tòi để nâng cao sức sản xuất của đất trong từng địa ph−ơng cũng nh− trong toàn quốc. Phải có sự đánh giá thống kê kinh tế và thống kê nông hóa của đất mới có giá trị trong việc đề ra những biện
pháp sử dụng đất tối −u. Quan điểm đánh giá đất đai của Docuchev áp dụng
ph−ơng pháp cho điểm các yếu tố đánh giá trên cơ sở thang điểm đã đ−ợc xây dựng thống nhất. Ngoài những −u điểm nói trên, ph−ơng pháp đánh giá đất đai của Docuchev cũng có một số hạn chế nh− quá đề cao khả năng tự nhiên của đất,
hay đánh giá không có khả năng dung hoà quy luật tối thiểu với ph−ơng pháp tổng hợp các yếu tố riêng biệt. Mặt khác, ph−ơng pháp đánh giá đất đai cho điểm cụ thể chỉ đánh giá hiện tại mà không đánh giá đ−ợc đất đai trong t−ơng lai, tính linh động kèm với chỉ tiêu đánh giá đất đai ở các vùng cây trồng khác nhau là khác nhau, do đó không thể chuyển đổi việc đánh giá đất đai giữa các vùng khác nhau [14], [26]. Học thuyết phát sinh trong đánh giá đất đai của Docuchev đ−ợc thừa nhận và đ−ợc phổ biến ra các n−ớc trên thế giới, các n−ớc thuộc hệ thống Chủ nghĩa Xã hội cũ và Đông Âu. Tại các n−ớc nh− Cộng hòa Dân chủ Đức (cũ), Bungari, Hungari... công tác đánh giá đất đai và quy hoạch sử dụng đất hợp lý đã đ−ợc tiến hành khá phổ biến.
Nhận xét chung về các ph−ơng pháp đánh giá đất đai của các n−ớc
- Mỗi ph−ơng pháp đều mang ý nghĩa và thích hợp với từng điều kiện
của từng vùng từng địa ph−ơng trong việc xác định các đặc tính và các yếu tố hạn chế liên quan tới quá trình đánh giá đất đai.
- Mục đích chung của các ph−ơng pháp đánh giá đất là nhằm phục vụ
cho sử dụng và quản lý đất đai thích hợp. Mặc dù đối với sản xuất nông nghiệp các ph−ơng pháp đánh giá đất của Liên Xô và Mỹ ch−a trực tiếp nhằm vào các đối t−ợng về loại hình sử dụng đất đai cụ thể, mà nhằm vào xác định chung của các loại hình sử dụng đất đai.
- Các ph−ơng pháp này đều mang ý nghĩa và mục đích cho việc quản lý, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tài nguyên đất đai trong sản xuất nông nghiệp.
- Các ph−ơng pháp luôn luôn cung cấp các thông tin cần thiết khác nhau của từng vùng địa ph−ơng nh−: các điều kiện về đất đai, hiệu quả sử dụng đất đai,... trong đánh giá đất đai nhằm mục đích tìm ra các biện pháp kỹ thuật thích hợp trong sản xuất cũng nh− trong sử dụng và quản lý các tài nguyên đó.