Phương pháp mô học truyền thống

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật lai tại chỗ (in situ hybridization) phát hiện tác nhân gây bệnh đục thân trên ấu trùng tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) (Trang 25 - 26)

Mô học là khoa học nghiên cứu sự phát triển, cách cấu tạo v à sự hoạt động của các mô, các cơ quan của động vật, thực vật. Từ đó mô học giúp chẩn đoán bệnh dựa trên những biến đổi vi thể của cấu trúc tế b ào, mô, cơ quan.

Các bước làm tiêu bản mô học truyền thống (Theo Lightner D V,1996).

Cố định mẫu

Mục đích của giai đoạn này là giữ mẫu ở trạng thái tế bào ít thay đổi nhất so với khi sống và ngăn chặn những biến đổi sau khi chết.

Xử lý mẫu

Mục đích: Khử nước và làm trong mẫu sau đó tẩm parraffin

Khử nước: Là làm thế nào để rút hết nước trong mẫu mô ra mà không làm

mô và tế bào bị co, không làm vị trí của các thành phần cấu tạo trong mô thay đổi. Mẫu sau khi cố định sẽ được rửa qua nước sau đó ngâm trong cồn để khử n ước.

Ngâm trong cồn với nồng độ cồn tăng dần để m ô không bị thay đổi, không bị co, không bị trương. Còn nếu ngâm ngay vào cồn nguyên chất sẽ làm mô bị co lại.

Làm trong mẫu: Mục đích của phương pháp này là tẩy hết cồn ngấm trong

mẫu mô. Dung dịch sử dụng thường là chloroform.

Ngấm paraffin: Mục đích cho dung môi của paraffin trong mô được tẩy hết.

Đúc mẫu

Thực chất là vùi miếng mô vào một khối paraffin để sau khi vùi paraffin và miếng mô liên kết với nhau thành một khối thống nhất, giúp cho việc cắt mẫu th ành những lát mỏng được dễ dàng hơn.

Cắt mẫu

Cắt bằng máy microtome, độ dày lát cắt từ 4 - 6µm.

Nhuộm mẫu

Nhuộm mẫu theo phương pháp của Sheehan và Hrapchak (1980). Dùng thuốc nhuộm là Hematoxyline và Eosin.

Toàn bộ quy trình mô học bắt đầu từ khâu cố định đến khâu cuối c ùng là quan sát tiêu bản trên kính hiển vi mất 12 giờ hoặc 2,5 ngày tùy theo mẫu, chất cố đinh.

Ứng dụng: C-Y Hsieh và cộng sự (2006) nghiên cứu mô học của tôm càng

xanh bị bệnh đục thân, kết quả cho thấy có sự hoại tử cơ, những thương tổn trong mô cơ, hình thành những ổ viêm trong cơ và xuất hiện các thể vùi ưa kiềm trong khối gan tụy, trên lá mang.

Một phần của tài liệu ứng dụng kỹ thuật lai tại chỗ (in situ hybridization) phát hiện tác nhân gây bệnh đục thân trên ấu trùng tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii de man, 1879) (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)