Huy động vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 45 - 47)

f. Tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện cho DNNQD trong hoạt động xuất nhập khẩu và mở hớng ra kinh doanh hội nhập quốc tế:

2.1.5.1Huy động vốn.

Tổng nguồn vốn huy động đến 31/12/2002 đạt 3.240 tỷ đồng, tăng 1.025 tỷ đồng (tăng 46%) so với 31/12/2001, đạt 108,6% chỉ tiêu kế hoạch đợc giao.

+ Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời gian:

Tiền gửi không kỳ hạn: 1.179 tỷ đồng, chiếm 36% trong tổng nguồn vốn huy động, tăng 161 tỷ đồng (tăng 15,8%) so với 31/12/2001.

Tiền gửi có kỳ hạn : 2.061 tỷ đồng, chiếm 64% trong tổng nguồn vốn, tăng 872 tỷ đồng (tăng 73%) so với 31/12/2001.

Trong đó:

Tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng: 398 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 2,7% tổng nguồn vốn).

Tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng đến <24 tháng: 1664 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 50,7% tổng nguồn vốn).

Tiền gửi có kỳ hạn từ 24 tháng đến < 60 tháng: 19 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 0,6% tổng nguồn vốn).

Về cơ cấu tỷ trọng nguồn tiền gửi có kỳ hạn tăng 10% so với năm 2001 (trong đó nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng nhanh và chiếm 51,3% trong tổng nguồn) và tăng nhanh hơn nguồn vốn không kỳ hạn. Tuy vậy, SGD vẫn duy trì đợc tỷ trọng nguồn vốn tiền gửi không kỳ hạn ở mức bình quân trên 36% trong tổng nguồn vốn, góp phần làm giảm lãi suất đầu vào, có lợi trong kinh doanh.

Tiền gửi nội tệ là: 2.126 tỷ đồng, tăng 938 tỷ đồng (tăng 79%) so với ngày 31/12/2001; chiếm 66% trong tổng nguồn vốn.

Tiền gửi ngoại tệ: 71,7 triệu USD (tơng đơng 1104 tỷ đồng) và 0,5 tr EUR (tơng đơng 8 tỷ đồng), tăng 4 triêụ USD (6%) so với 31/12/2001 chiếm 34% trong tổng nguồn vốn.

Trong năm 2002 cơ cấu tỷ trọng nguồn tiền gửi nội tệ tăng 9% so với năm trớc, nguồn vốn nội tệ tăng trởng nhanh hơn so với nguồn vốn ngoại tệ.

+ Cơ cấu nguồn vốn phân theo thành phần kinh tế:

Tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu của dân c là 1.279 tỷ đồng, tăng 441 tỷ đồng (tăng 52%) so với đầu năm, chiếm 39% trong tổng nguồn vốn. Trong đó nguồn vốn nội tệ tăng219 tỷ đồng (tăng 219%); nguồn vốn ngoại tệ tăng 11,6 tr USD (tăng 24%) so với năm 2001. Do xu hớng lãi suất huy động nội tệ tăng lên nên nguồn vốn huy động nội tệ ở trong dân c tăng mạnh.

Tiền gửi các đơn vị, tổ chức kinh tế là 1.961 tỷ đồng, tăng 592 tỷ đồng (43,2%), so với 31/12/2001, chiếm 61% trong tổng nguồn vốn.

Nhìn chung nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch có sự tăng trởng tốt. Tăng tỷ trọng nguồn vốn có kỳ hạn, đảm bảo tổng nguồn vốn tăng trởng ổn định. Năm 2002, Sở giao dịch đã tăng cờng huy động nguồn vốn trung hạn ngoại tệ từ 24 tháng đến 60 tháng để đầu t cho vay các dự án. Đến 31/12/2002, đã huy động đợc 8 triệu USD kỳ hạn từ 24 tháng trở lên.

Để đạt đợc kết quả trên, Sở giao dịch đã áp dụng nhiều biện pháp để tăng nguồn huy động nh: triển khai tốt các đợt huy động kỳ phiếu trả lãi trớc, triển khai thực hiện huy động vốn bằng EUR, huy động kỳ phiếu ngoại tệ trung và dài hạn với nhiều hình thức thích hợp; Trong năm đã 5 lần điều chỉnh lãi suất huy động phù hợp với diễn biến thị trờng; Tăng cờng công tác quảng cáo, khuếch trơng về các sản phẩm huy động vốn của Sở giao dịch; Tổ chức kéo dài thời gian giao dịch hàng ngày đến 18 h và làm việc ngày thứ 7 để huy động tiền gửi tiết kiệm; Triển khai thực hiện đề án nối mạng thanh toán điện tử với quỹ hỗ

trợ phát triển, nâng cấp các chơng trình nối mạng thanh toán; Mở phòng giao dịch Cát linh- nơi có môi trờng kinh doanh thuận lợi, sau hơn 5 tháng hoạt động đã huy động đợc 66,7 tỷ đồng, cho vay đợc 486 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Sở giao dịch Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Trang 45 - 47)