Giai đoạn trớc khi ban hành Luật ĐTNN

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 86 - 88)

2. Nông, lâm, ng nghiệp 297 12,49 1.286,8 4,02 3 Dịch vụ

2.5.1.Giai đoạn trớc khi ban hành Luật ĐTNN

Tháng 12 năm 1987, Quốc hội nớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật ĐTNN tại Việt Nam, tạo cơ sở pháp lý cơ bản, đầu tiên cho hoạt động ĐTTTNN tại Việt Nam. Luật gồm 4 chơng với 42 điều quy định về lĩnh vực khuyến khích đầu t; về hình thức đầu t; về quyền lợi va nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu t nớc ngoài; về cơ quan Nhà nớc quản lý đầu t nớc ngoài.

Luật ĐTNN tại Việt Nam đợc ban hành trong bối cảnh đất nớc mới bớc vào thời kỳ đổi mới sau Đại hội lần thứ VI của Đảng, nền kinh tế trong nớc về cơ bản vẫn đợc quản lý theo nguyên tắc kế hoạch hoá tập trung, cha có những đạo luật về kinh tế theo nguyên tắc của kinh tế thị trờng đợc thông qua, ban hành. Quan hệ đối ngoại, đặc biệt là kinh tế đối ngoại còn nhiều mặt hạn chế, tập trung chủ yếu với khu vực Liên Xô và Đông Âu cũ. Do vậy, Luật đầu t đã đợc xây dựng nh là đạo luật kết hợp giữa luật khung và luật chuyên ngành, quy định không chỉ những vấn đề có tính nguyên tắc mà còn gồm cả những vấn đề cụ thể liên quan đến việc tổ chức, hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

Tháng 6 năm 1990, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật ĐTNN tại Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung 15 trong số 42 điều của Luật năm 1987. Nội dung sửa đổi, bổ sung bao gồm các vấn đề về Bên Việt Nam; về hợp đồng hợp tác kinh doanh; về doanh nghiệp liên doanh (khái niệm, phần góp vốn của Bên hoặc các bên nớc ngoài, Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc doanh nghiệp, miễn giảm thuế lợi tức) và việc tổ chức kinh tế t nhân Việt Nam đợc hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân nớc ngoài. Nh vậy, Luật sửa đổi bổ sung Luật ĐTNN tại Việt Nam lần thứ

nhất đã xác định rõ ràng,cụ thể hơn về khái niệm và nội dung quan hệ trong các doanh nghiệp liên doanh; đồng thời xử lý một số vấn đề quan trọng có tính chất nguyên tắc là cho phép các tổ chức kinh tế t nhân Việt Nam đợc trực tiếp hợp tác đầu t với nớc ngoài.

Trong lần thứ hai sửa đổi bổ sung Luật đầu t tháng 12 năm 1992 Quốc hội đã thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy định về Bên Việt Nam gồm 1 hoặc nhiều doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; về khu chế xuất; doanh nghiệp khu chế xuất; về hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT); về việc bên Việt Nam góp vốn pháp định bằng các nguồn tài nguyên; về việc thoả thuận tăng dần tỷ trọng góp vốn của Bên Việt Nam trong vốn pháp định của doanh nghệp liên doanh; về thời hạn hoạt động của doanh nghiệp có vốn ĐTNN; về việc mở tài khoản vốn vay tại ngân hàng ở nớc ngoài; về nguyên tắc không hồi tố, về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Nhà nớc quản lý ĐTNN.

So với Luật sửa đổi bổ sung lần thứ nhất, Luật sửa đổi bổ sung lần thứ hai đã sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung có tính chất cơ bản hơn. Đólà, đã mở ra các biện pháp mới để bảo vệ lợi ích của Bên Việt Nam và Nhà nớc Việt Nam, đồng thời cũng có những biện pháp làm an tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà ĐTNN.

Nh vậy, sau hai lần bổ sung, sửa đổi Luật ĐTNN vẫn giữ nguyên bố cục gồm 5 chơng 42 điều, quy định những nguyên tắc chung và một số nội dung cụ thể liên quan tới hoạt động ĐTTTNN tại Việt Nam. Tuy nhiên, do số chơng, điều của Luật năm 1987, 1990 cũng nh 1992 cha đầy đủ và cụ thể các chế định để điều chỉnh việc tổ chức và quản lý các hoạt động ĐTTTNN tại Việt Nam nên sau mỗi lần sửa đổi bổ sung Luật, Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật ĐTNN tại Việt Nam.

Cho đến trớc khi ban hành Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1996, Nghị định có giá trị thi hành là Nghị định 18/CP, ngày 16/04/93 bao gồm 14 chơng 105 điều. Căn cứ vào quy định của Luật và Nghị định, các Bộ, ngành và địa phơng đã ban hàng các thông t hớng dẫn hoạt động ĐTTTNN trong phạm vi quản lý cuả mình. Các văn bản pháp luật đã tạo nên một hệ thống tơng đối đầy đủ trên nhiều lĩnh vực khác nhau điều chỉnh các hoạt động ĐTTTNN tại Việt Nam.

Mặt khác, trong quá trình đổi mới xây dựng nền kinh tế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nớc, Quốc hội và Chính phủ đã lần l- ợt ban hành nhiều văn bản Luật và dới Luật liên quan đến ĐTTT của nớc ngoài nh: Luật đất đai, Luật thuế xuất nhập khẩu, Luật thuế doanh thu, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật lao động, Luật công đoàn, Luật bảo vệ phát triển rừng, Luật dầu khí,

Luật công ty, Luật doanh nghiệp Nhà nớc, Luật doanh nghiệp t nhân, Luật khuyến khích đầu t trong nớc, Luật phá sản doanh nghiệp, Bộ luật dân sự, Pháp lệnh ngân hàng, Pháp lệnh hải quan, Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, Pháp lệnh đo lờng, Pháp lệnh về kế toán thống kê, Pháp lệnh về hợp đồng lao động, Pháp lệnh về tài nguyên khoáng sản, Pháo lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức cá nhân nớc ngoài đối với quyền sử dụng đất, Quy chế khu chế xuất, Quy chế hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT), Quy chế khu công nghiệp... Sau khi Quốc hội hoặc Uỷ ban thờng vụ Quốc hội thông qua Luật hoặc các pháp lệnh, Chính phủ và các bộ ngành liên quan đều ban hành các Nghị định hoặc các thông t hớng dẫn thi hành, trong đó có những quy định liên quan đến ĐTTT của nớc ngoài. Cho đến trớc khi ban hành Luật ĐTNN tại Việt Nam 1996 đã có tổng cộng 110 văn bản Luật và dới Luật liên quan đến ĐTTT của nớc ngoài, tạo môi trờng pháp lý tơng đối đầy đủ, đồng bộ cho các hoạt động ĐTTT của nớc ngoài tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý Nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (Trang 86 - 88)