doan hở huyện Sóc Sơn trong thơì gian tới 3.1 Phương hướng:
3.2.2.2- Quản lý doanh thu:
Trên địa bàn huyện Sóc Sơn ngoài các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH, HTX, tổ sản xuất và một số hộ sản xuất - kinh doanh lớn thuộc diện bắt buộc phải mở sổ sách kế toán nộp thuế GTGT theo phương pháp kê khai thuế GTGT, còn lại phần lớn (chiếm >90%) số hộ nộp thuế theo phương pháp ấn định doanh thu.
- Đối với các cơ sở nộp thuế thuộc diện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế và kê khai nộp thuế theo hoá đơn bán hàng, việc quản lý doanh thu tương đối thuận tiện bởi mọi nghiệp vụ phát sinh trong quá trình sản xuất - kinh doanh đã được thể hiện qua các bảng kê và sổ sách kế toán, số thuế GTGT phải nộp thể hiện trên từng hoá đơn nhập và xuất. Mỗi quý, cơ quan thuế kiểm tra, đối chiếu xem xét doanh nghiệp thực hiện đúng hay không đúng, có sự nghi vấn sẽ tiến hành kiểm tra, xác minh từng hoá đơn. do vậy việc quản lý doanh thu và thuế GTGT được thực hiện chặt chẽ.
- Đối với các hộ sản xuất - kinh doanh thực hiện nộp thuế GTGT theo phương pháp ấn định thì việc quản lý doanh thu rất phức tạp và khó khăn bởi vì:
+ Doanh thu của các hộ thường xuyên biến động theo thời vụ, tuỳ từng thời kỳ sức mua của dân tăng hay giảm thì lượng hàng hoá, dich vụ bán ra tăng hoặc giảm theo.
+ Các hộ sản xuất - kinh doanh khu vực cá thể thường xuyên thay đổi mặt hàng kinh doanh hoặc kinh doanh tổng hợp nhiều loại mặt hàng dịch vụ nên xác định doanh thu của từng loại hàng hoá, dịch vụ thường rất phức tạp.
+ Các hộ sản xuất - kinh doanh thường thay đổi địa điểm kinh doanh và sản xuất - kinh doanh theo thời vụ nông nhàn nên rất khó xác định doanh thu thực tế.
+ Do giá cả thị trường thường xuyên biến động theo quy luật cung cầu nên doanh thu các hộ thường xuyên thay đổi theo quy luật trên.
Để khắc phục những vướng mắc trên nhằm xác định tương đối chính xác doanh thu thực tế cần phải thực hiện các biện pháp sau:
- Cán bộ thuế tại các đội thuế liên xã, thị trấn phải tăng cường bám sát địa bàn, thường xuyên điều tra doanh thu bán hàng, yêu cầu các hộ sản xuất - kinh doanh phải ký nhận vào phiếu điều tra có sự chứng kiến của HĐTV thuế xã, thị trấn, trên cơ sở đó tổng hợp danh sách điều tra và dự kiến doanh thu của các hộ, thông qua HĐTV thuế xã, thị trấn để thống nhất ấn định doanh thu, cán bộ thuế phải phân loại hộ sản xuất - kinh doanh theo từng tiêu thức:
- Mặt hàng kinh doanh - Vị trí kinh doanh
- Quy mô kinh doanh ( theo tiêu chí vốn cố định và vốn lưu động)
Từ đó phân tích đối chiếu với luật để ấn định tỷ lệ gia tăng cho từng hộ sản xuất - kinh doanh.
- Công khai các kết quả điều tra và ấn định doanh thu, tỷ lệ GTGT của từng hộ theo loại hình kinh doanh tại các trung tâm xã, thị trấn, các chợ đồng
thời phát trên loa đài để các hộ sản xuất - kinh doanh nắm bắt được trước 10 ngày khi ra thông báo thuế ổn định cho hộ sản xuất - kinh doanh.
- Tổ thanh tra,kiểm tra thuế phải phối kết hợp với các đội thuế liên xã, HĐTV thuế trong quy trình điều tra doanh thu, tổng hợp và lập bộ thuế. Kịp thời giải quyết các khiếu nại, vướng mắc của các hộ sản xuất - kinh doanh theo pháp lệnh giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. những vấn đề về hỗ trợ tư vấn pháp luật chuyển cho tổ nghiệp vụ giải quyết chậm nhất không quá 10 ngày.
- Từ thực tiễn quản lý doanh thu, phân loại hộ sản xuất - kinh doanh để xác định những hộ sản xuất - kinh doanh có tổng doanh thu từ 10 triệu đồng/tháng trở lên ra quyết định chuyển sang phương pháp kê khai nộp thuế GTGT.
Trong quá trình quản lý doanh thu phải xác định thời điểm điều tra, điểu chỉnh doanh thu, nắm chắc được các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu để có quy trình quản lý doanh thu đối với từng đối tượng nộp thuế, loại hình kinh doanh, mặt hàng kinh doanh, đặc biệt vùng nông thôn phải quan tâm tới thu nhập của dân cư trong từng thời kỳ và những nhu cầu hàng hoá thiết yếu để có cơ sở ấn định doanh thu đối với các hộ kinh doanh cá thể.