doan hở huyện Sóc Sơn trong thơì gian tới 3.1 Phương hướng:
3.2.2- Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế GTGT đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn:
đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Sóc Sơn: 3.2.2.1- Quản lý đối tượng nộp thuế:
Quản lý đối tượng nộp thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là một công tác vô cùng phức tạp và cực kỳ quan trọng. Số thuế GTGT thu được trong năm phụ thuộc vào số đối tượng quản lý nhiều hay ít. Thực tế trong thời gian qua đối tượng nộp thuế GTGT khu vực kinh tế ngoài quốc doanh luôn luôn biến động. Vì vậy phải tăng cường việc nắm bắt thực tế, quản lý các hộ sản xuất - kinh doanh, tình hình sản xuất - kinh doanh, loại hình, ngành hàng sản xuất - kinh doanh để đưa vào diện quản lý thuế.
- Cần phân loại hộ sản xuất - kinh doanh: bao gồm:
+ Các doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, HTX, tổ sản xuất - kinh doanh và hộ lớn thuộc diện nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế GTGT.
+ Các hộ cá thể kinh doanh: có 2 loại: hộ cá thể sản xuất - kinh doanh thuộc diện mở sổ sách kế toán sử dụng hoá đơn bán hàng áp dụng phương pháp kê khai, nộp thuế GTGT theo doanh thu kê khai. Thứ hai là các hộ sản xuất - kinh doanh cá thể không mở sổ sách kế toán, không sử dụng hoá đơn bán hàng áp dụng thu thuế GTGT theo phương pháp ấn định trực tiếp, loại hộ này thường được phân làm 2 loại: loại các hộ sản xuất - kinh doanh qua điều tra có mức thu nhập dưới 540.000 đồng/tháng thuộc diện không thu thuế GTGT theo luật định, chỉ thu thuế môn bài cả năm, xong sẽ phải làm đơn qua
HĐTV thuế xã, thị trấn duỵệt, báo cáo chi cục thuế ra quyết định miễn thuế. Loại hộ sản xuất - kinh doanh có mức thu nhập trên 540.000 đồng/tháng thuộc diện quản lý thu thuế GTGT hàng tháng, được đưa vào bộ thuế theo mã số thuế để quản lý thường xuyên.
- Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý số hộ sản xuất - kinh doanh trên địa bàn chi cục thuế phải thường xuyên kết hợp với các ngành có liên quan như phòng thống kê, phòng kế hoạch và phát triển nông thôn, quản lý thị trường và HĐTV thuế xã, thị trấn để nắm bắt thống kê số hộ trên địa bàn, kiểm tra việc cấp đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế, phát hiện kịp thời hoạt động của các cơ sở sản xuất - kinh doanh không đăng ký kê khai nộp thuế, đưa các hộ còn sót vào quản lý.
Để nhận biết các cơ sở, các tổ chức, các hộ sản xuất - kinh doanh đã đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. Những cơ sở chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, chi cục thuế Sóc Sơn yêu cầu các cơ sở, các hộ sản xuất - kinh doanh phải có bảng hiệu treo trước cửa hàng, cửa hiệu, trong đó ghi rõ mặt hàng, ngành hàng, ngành nghề kinh doanh, thời gian đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, có xác nhận của UBND thành phố (hoặc quận, huyện) để khi cán bộ thuế xuống kiểm tra có thể biết ngay cơ sở đã đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế hay chưa. Với những cơ sở, tổ chức, hộ sản xuất - kinh doanh chưa có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử phạt hành chính và bắt buộc phải đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế. Truy thu và xử phạt từ 1 đến 5 lần số thuế của những tháng kinh doanh trốn thuế.
- Củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức trong chi cục, phân công và bố trí cán bộ phù hợp với phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn tại các tổ, đội trên nguyên tắc phát huy mọi nhân tố tích cực, hạn chế nhân tố tiêu cực trong từng cán bộ, công chức thuế nhằm tránh mọi trường hợp cán bộ thuế thông đồng với hộ kinh doanh để "nghỉ giả" gây thất
thu về hộ. Thực hiện công tác công khai về hộ kinh doanh, trong đó có các hộ được miễn giảm trong tháng để nhân dân giám sát. Kiên quyết xử lý những cán bộ cố tình để thất thoát về số hộ sản xuất - kinh doanh trên địa bàn được phân công quản lý.
Với những giải pháp cụ thể trên trong những năm tới chi cục thuế Sóc Sơn chắc chắn sẽ quản lý được 90% số hộ sản xuất - kinh doanh nộp thuế môn bài 100%, số tổ chức, hộ kinh doanh khu vực ngoài quốc doanh nộp thuế GTGT thường xuyên hàng tháng.