Phương pháp tính toán

Một phần của tài liệu Xác định đơn giá dự thầu xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội (Trang 50)

Thực tế cho thấy việc xác định đơn giá dự thầu của công ty trong thời gian qua còn tương đối cứng nhắc, chủ yếu dựa vào định mức số 24/2005/QĐ- BXD và các thông báo giá trong từng thời kỳ ở từng địa phương, trong khi những quy định về giá này được tính toán trong điều kiện trung bình và được áp dụng cho một thời kỳ dài nên không thể dự tính hết được sự biến động liên tục theo từng ngày, thậm chí từng giờ của thị trường nguyên vật liệu, máy, nhân công và các yếu tố đầu vào khác.

Xuất phát từ tồn tại là định mức vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công lấy theo định mức xây dựng cơ bản của Nhà nước, đơn giá phần lớn nguyên vật liệu thi công được lấy theo đơn giá chung của địa phương, đơn giá máy thiết bị thi công lấy theo đơn giá chung của ngành, chưa lập thành bộ đơn giá riêng nên giá không bám sát được với tình hình thực tế trên thị trường ở thời điểm lập giá, chi phí máy so với thực tế còn sự chênh lệch khá lớn làm cho đơn giá dự thầu mang tính chính xác không cao.

Do đó, xây dựng bộ đơn giá riêng cho từng công trình ở từng thời kỳ căn cứ trên sự theo dõi những biến động của giá cả thị trường là hết sức cần thiết cho công tác lập đơn giá dự thầu.

3.1.4.1. Chi phí nguyên vật liệu.

Chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu được tính bình quân:

VL = (1 + KVLP) ∑ DMVLCi * GVLCi + 1\Q * ∑ CVLLCj * Kcgtj Trong đó:

KVLP : hệ số chi phí vật liệu phụ so với giá trị nguyên liệu chính. (KVLP = 0.05- 0.1).

i = 1 n

j =1 m

DMVLCi: Định mức của nhà thầu đối với nguyên liệu chính i.

GVLCi: Giá 1 đơn vị tính loại nguyên liệu chính i theo mặt bằng giá quy định thống nhất trong hồ sơ mời thầu.

n: Số loại công tác xây lắp.

m: số loại công tác xây lắp có dùng vật liệu luân chuyển (m<n).

Kcgtj: hệ số chuyển giá trị vật liệu luân chuyển loại j vào sản phẩm qua 1 lần sử dụng.

CVLLCj: giá mua vật liệu luân chuyển j

Q: khối lượng công tác xây lắp có sử dụng vật liệu luân chuyển. Vật liệu luân chuyển được tính theo công thức:

VLLC = Kcgt * VLLC

Vật liệu luân chuyển như cốt pha, đà giáo, khuôn hợp kim…Loại này chưa đủ tiêu chuẩn xếp vào TSCĐ nên không tính khấu hao mà khấu trừ dần giá trị vào giá trị công tác xây lắp theo công thức kinh nghiệm sau:

Trong đó:

h: tỷ lệ bù hao hụt (%) kể từ lần thứ 2 trở đi n: số lần sử dụng vật liệu luân chuyển 2: hệ số kinh nghiệm

Vật liệu chính được tính theo công thức:

VLC = Mức tiêu dùng * đơn giá. h(n -1) + 2

Kcgt =

Vật liệu phụ tính theo 1 tỷ lệ với vật liệu chính tùy theo từng nhà thầu có thể lấy 1%, 2%.

Ví dụ: Tính chi phí vật liệu để sản xuất một khối bê tông đổ tại chỗ trên tầng 2 vật liệu cần và khối lượng cần theo tính toán của nhà thầu:

+ Xi măng: 296 kg. + Cát vàng hạt trung: 0.479 m3 + Đá dăm: 0.733 m3 + Thép cây: 300 kg + Dây thép buộc 1.5 kg + Ván khuôn dầy 3 cm: 0.375 m3

Cây chống: lấy 10% giá trị ván khuôn, luân chuyển 8 lần, tỷ lệ hao hụt 15%.

Tỷ lệ trong hao hụt nhà thầu dự kiến như sau: Xi măng: 3%, cát 4%, đá dăm 5%, thép cây 1.5% Giá mua: xi măng 850000đ/tấn.

Cát vàng 80000đ/m3 Đá dăm 110000đ/m3 Thép cây 4200đ/kg Thép buộc 7000đ/kg Ván khuôn 800000đ/m3 Cách tính: Xi măng = 0.296 (1+0.03) 850000 = 259148đ Cát vàng = 0.479 (1+0.04) 80000 = 39852.8đ Đá dăm = 0.733 (1+0.05) 110000 = 84661.5đ Thép cây = 300 (1+0.015) 4200 = 1278900đ Thép buộc = 1.5 *7000= 10500đ

Cây chống = 10% * 57000 = 5700đ

Vậy chi phí vật liệu để sản xuất 1 khối bê tông là :

Cpvl = 259148 + 39852.8 +84661.5 + 1278900 + 10500 + 57000 +5700 = 1734862.3đ.

3.1.4.2. Chi phí máy.

Chi phí sử dụng máy cần xác định căn cứ vào các trường hợp cụ thể: * Trường hợp công ty dự kiến đi thuê máy.

Cần tính toán chính xác để quyết định thuê hẳn máy hay thuê máy theo ca, cần phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi trên cơ sở phân tích điểm hòa vốn.

Gọi: X là số ca máy cần thiết để thi công khối lượng công tác. g là giá ca máy

CF là chi phí cố định khi thuê máy 1 lần trong khoảng thời gian xác định. Cv là chi phí biến đổi trả thêm cho 1 ca máy tùy thuộc vào số ca máy vận hành.

Lúc này, điểm hòa vốn (tại đó tổng chi phí thuê máy theo ca bằng tổng chi phí thuê hẳn) ứng với số ca máy X là:

Nếu số ca máy cần thiết < X thì nên thuê máy theo ca CF

X =

Nếu số ca máy cần thiết > X thì nên thuê hẳn. * Trường hợp máy của công ty:

Công ty cần căn cứ vào biện pháp kỹ thuật thi công lựa chọn, vẽ biểu đồ cung ứng thiết bị, xác định loại máy thực hiện gói thầu, số lượng ca máy từng loại, thời điểm cung ứng thiết bị trên cơ sở đơn giá nội bộ về tiền lương cho công nhân điều khiển máy, khấu hao sử dụng máy… để xác định chi phí máy. Để xác định chi phí máy cần xác định giá ca máy.

Theo thông tư số 06/2005/TT – BXD ngày 15 tháng 4 năm 2005 thì giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi công làm việc trong một ca.

Giá ca máy xác định theo công thức:

Gcm = g1 + g2

Trong đó: g1 – là tổng chi phí trực tiếp cho 1 ca máy. g2 – là các chi phí khác và chi phí quản lý máy.

3.1.4.3. Chi phí nhân công.

Công ty có thể xác định chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu như sau:

VD: Xác định chi phí nhân công đổ cột bê tông khung ở tầng 2, diện tích 20*40 phân cao 3m. Để thực hiện công việc này nhà thầu bố trí nhóm thợ gồm 7 người. Nhóm một: 3 người làm nhiệm vụ vận chuyển bê tông tươi và đưa bê tông vào thăng tải trong đó 2 người bậc 2, và một người bậc 3. Nhóm hai: 3 người lấy bê tông tươi từ thăng tải vận chuyển đổ bê tông vào cột, 1 người bậc 2, 1 người bậc 3 và 1 người bậc 4. Một người dầm bê tông bậc 3.

Tổng tiền lương trong ngày NC =

Tiền công theo thỏa thuận: Bậc 2: 18000đ/công Bậc 3: 23000đ/công Bậc 4: 27000đ/công

Trong một ngày công thì nhóm thợ phải đổ được 7 cột tỉ lệ hao hụt bê tông tươi 3%. Tính chi phí nhân công để đổ 1 khối khung bê tông.

BL: Chi phí nhân công để đổ 1 khối khung bê tông là:

= 89286 (đồng/công)

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC.

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống các quy định, đơn giá xây dựng cơ bản.

Nhà nước sớm hoàn thiện những định mức xây dựng cơ bản, đơn giá xây dựng cơ bản bám sát với thực tế. Các công nghệ mới ra đã tạo nên những sản phẩm có chất lượng cao nhưng tốn ít chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công. Những doanh nghiệp xây dựng có công nghệ hiện đại, cải tiến sẽ bị thiệt hại khi phải áp dụng những định mức cũ vì vậy, Nhà nước phải cập nhật và điều chỉnh hệ thống định mức xây dựng để có thể theo kịp những tiến bộ trong lĩnh vực xây dựng. Tuy vậy, Nhà nước tránh sửa đổi bổ sung liên tục các thông tư nghị định bằng cách cố gắng bình ổn thị trường giá cả các yếu tố đầu vào của ngành xây dựng nói riêng và của thị trường nói chung.

Trường hợp phải sửa đổi bổ sung cần thông báo sớm cho nhà thầu để nhà thầu có sự chuẩn bị trước, dự đoán được trước để có thể tính toán chi phí trong xác định đơn giá dự thầu một cách chính xác.

2*18000 + 1*23000 + 1*18000 + 1*23000 + 1*27000 + 1*23000 NC =

3.2.2. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước.

Nhà nước cố gắng bình ổn giá nguyên vật liệu bằng các chính sách giá trần, giá sàn, hạn chế việc tăng các chi phí cho doanh nghiệp như: điện, nước, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu…

Cần có cơ chế hợp lý quản lý chủ đầu tư, các đơn vị cung ứng, các nhà thầu bằng các chế tài hình phạt nghiêm khắc, quản lý chặt chẽ sâu sát, và đưa những chế tài đưa ra cần được thực hiện một cách nghiêm minh, công khai, minh bạch.

KẾT LUẬN

Sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội là các công trình và dự án xây dựng. Do vậy, để đem lại hiệu quả, sự phát triển phồn thịnh cho công ty thì công tác xác định đơn giá dự thầu là một trong những nhiệm vụ quan trọng mang lại lợi nhuận, uy tín cho công ty.

Nhận thức được điều này, trong thời gian thực tập ở công ty em đã cố gắng tìm hiểu, học hỏi, và kiểm nghiệm kiến thức mang tính lý thuyết với công tác thực tế.

Với những mặt tích cực mà công ty đã đạt được trong công tác xác định đơn giá dự thầu như: đội ngũ cán bộ có năng lực và kinh nghiệm, mối quan hệ sâu rộng với các nhà cung ứng nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác, máy móc thiết bị thi công thì đầy đủ và hiện đại đã giúp công ty lập đơn giá dự thầu một cách hợp lý nhất, vượt qua các đối thủ để dành lấy những công trình về tay mình, mang lại cho công ty nhiều uy tín trên thị trường và đạt lợi nhuận cao.

Bên cạnh những mặt tích cực thì công tác xác định đơn giá dự thầu vẫn còn gặp phải những bất cập như việc thu thập các thông tin liên quan đến xác định các chi phí trong đơn giá còn hạn chế, phương pháp tính toán còn chưa cụ thể, chi tiết, nhiều khi bị ảnh hưởng từ chiến lược tranh thầu.

Trong chuyên đề này, em đã đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác xác định đơn giá dự thầu. Những ý kiến này chỉ là suy nghĩ và nhận thức thông qua thời gian thực tập không dài ở công ty nên có thể chưa phải là giải pháp ưu việt nhất nhưng em cũng hy vọng góp một phần nhỏ bé vào công tác lập đơn giá tại công ty.

Tuy nhiên, đây là một vấn đề khá phức tạp, vì vậy trong chuyên đề này em chỉ mới tiếp cận được những vấn đề chủ yếu về công tác xác định đơn giá dự thầu xây lắp với mục đích trình bày lý thuyết và nhận thức thực tế một cách hệ thống và khoa học nhất.

Em xin chân thành cám ơn sự dẫn dắt, giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, các anh chị ở phòng kế hoạch – kỹ thuật của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội trong thời gian qua đã giúp em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình đúng thời hạn.

Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn thầy giáo MAI XUÂN ĐƯỢC đã trực tiếp hướng dẫn và góp ý chỉ bảo tận tình giúp em hoàn thành tốt chuyên đề này.

Hà nội, ngày 27 tháng 4 năm 2008. SINH VIÊN

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

LỜI MỞ ĐẦU...1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI ...3

1.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI ...3

1.1.1. Thông tin chung về công ty ...3

1.1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty ...4

1.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội ...7

1.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI...10

1.2.1. Cơ cấu tổ chức của công ty...10

1.2.1.1. Tổ chức doanh nghiệp ...10

1.2.1.2. Tổ chức hiện trường...11

1.2.2. Máy móc thiết bị ...13

1.2.3. Lao động ...14

1.2.4. Khả năng đảm bảo nguyên vật liệu ...15 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH

PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI ...17

2.1. YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ DỰ THẦU ...17

2.2. NỘI DUNG CỦA ĐƠN GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI ...19

2.2.1. Chi phí vật liệu ...19

2.2.2. Chi phí nhân công ...19

2.2.3. Chi phí máy ...19

2.2.4. Chi phí khác ...20

2.2.5. Chi phí chung ...20

2.2.6. Lãi dự kiến của nhà thầu ...21

2.2.7. Thuế giá trị gia tăng ...21

2.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI ...22

2.3.1. Tổ chức phân công ...22

2.3.2. Phương pháp tính toán các loại chi phí ở công ty ...23

2.3.2.1. Chi phí vật liệu ...23

2.3.2.2. Chi phí nhân công ...24

2.3.2.3. Chi phí máy ...25

2.3.2.4. Chi phí trực tiếp khác ...26

2.3.2.5. Chi phí chung ...26

2.3.2.6. Thu nhập chịu thuế tính trước ...27

2.3.2.7. Thuế giá trị gia tăng ...28

2.3.2.8. Tổng hợp đơn giá dự thầu ...29

NÂNG CẤP HTKT CỤM 3 PHƯỜNG CỐNG VỊ QUẬN BA

ĐÌNH HÀ NỘI ...30

2.4.1. Các căn cứ lập đơn giá dự thầu ...30

2.4.2. Xác định đơn giá dự thầu của công trình ...30

2.4.2.1. Chi phí nguyên vật liệu ...33

2.4.2.2. Chi phí nhân công ...33

2.4.2.3. Chi phí máy ...34

2.4.2.4. Chi phí trực tiếp khác ...34

2.4.2.5. Chi phí chung ...35

2.4.2.6. Thu nhập chịu thuế tính trước ...35

2.4.2.7. Thuế giá trị gia tăng đầu ra ...35

2.5. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI ...36

2.5.1. Ưu điểm ...36

2.5.1.1. Đội ngũ cán bộ ...36

2.5.1.2. Khả năng đảm bảo nguyên vật liệu và MMTB ...37

2.5.1.3. Phương pháp tính đơn giá dự thầu ...37

2.5.2. Hạn chế ...38

2.5.2.1. Thông tin liên quan đến đơn giá dự thầu còn hạn chế ...38

2.5.2.2. Cách tính một số chi phí thành phần chưa chi tiết cụ thể ...38

2.5.2.3. Cán bộ lập đơn giá và sự phân công công việc hợp lý ...39

2.5.2.4. Thiếu linh hoạt trong tính đơn giá dự thầu ...40

2.5.2.5. Chiến lược tranh thầu ...40

giá dự thầu xây lắp ở công ty ...41

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan ...41

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan ...42

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH ĐƠN GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP Ở CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NHÀ SỐ 6 HÀ NỘI ... 43

3.1. CÁC GIẢI PHÁP...43

3.1.1. Chiến lược tranh thầu ...43

3.1.2. Căn cứ để xác định các loại chi phí trong đơn giá dự thầu ...45

3.1.2.1. Biện pháp tổ chức thi công của nhà thầu ...45

3.1.2.2. Biện pháp thuyết minh ...46

3.1.2.3. Lập tiến độ ...46

3.1.2.4. Các quyết định của Nhà Nước ...47

3.1.3. Tổ chức phân công thực hiện xác định đơn giá dự thầu ...50

3.1.4. Phương pháp tính toán ...51

3.1.4.1. Chi phí NVL ...52

3.1.4.2. Chi phí máy ...55

3.1.4.3. Chi phí nhân công ...56

3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC ...57

3.2.1. Hoàn thiện hệ thống các quyết định, đơn giá xây dựng cơ bản ....57

3.2.2. Tăng cường công tác quản lý của Nhà Nước ...57

KẾT LUẬN... 58 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 1.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần

đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội ...7

Bảng 1.2. Cơ cấu lao động theo trình độ của công ty...14

Bảng 1.3. Số lượng công nhân kỹ thuật các ngành nghề...15

Bảng 2.1. Bảng định mức chi phí chung...27

Một phần của tài liệu Xác định đơn giá dự thầu xây lắp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà số 6 Hà Nội (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w