Lập tiến độ cũng là một trong những căn cứ để xác định đơn giá dự thầu. Tiến độ từng hạng mục, công việc nhanh hay chậm, cái nào trước cái nào sau sẽ ảnh hưởng đến chi phí quản lý, chi phí máy, chi phí nhân công, các yếu tố đầu vào…Do vậy trong quá trình lập tiến độ phải chú ý đến sự biến động giá cả của thị trường các yếu tố đầu vào nhất là nguyên vật liệu và phải tính đến khả năng cung ứng các nguyên vật liệu…, đặc biệt phải tính đến thời gian nghỉ do kỹ thuật Ví dụ: Trong thời gian chờ bê tông khô, sẽ bố trí công nhân làm công việc khác tránh lãng phí nhân công, máy móc, chi phí quản lý.
Tại thời điểm đấy, công ty có bao nhiêu công trình đang thi công, máy móc trang thiết bị thi công có đáp ứng đúng tiến độ không. Nếu thời gian thi công dài ảnh hưởng đến chi phí bảo quản nguyên vật liệu.
Cán bộ lập tiến độ của công ty nên lập kế hoạch tiến độ gồm các bước sau: + Xác định các công việc cần thực hiện và làm rõ mối quan hệ giữa các công việc với nhau.
+ Lập sơ đồ mạng: có thể sử dụng 3 phương pháp:
• Đi từ cuối sơ đồ lên
• Phương pháp làm theo cụm, từng mảng + Hoàn thiện sơ đồ mạng
+ Tiến hành tính toán các chỉ tiêu theo sơ đồ
+ Chuyển sơ đồ mạng lên lịch tiến độ, từ sơ đồ mạng chuyển lên trục thời gian.
+ Lập biểu đồ nhân lực và nguồn lực, vật lực cần thiết để thực hiện công việc. Căn cứ vào khả năng huy động nguồn lực để xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc.
3.1.2.4. Các quy định của Nhà nước.
Để xác định đơn giá dự thầu công ty còn căn cứ vào các quy định của Nhà nước như:
- Định mức số 24/2005/QĐ- BXD ngày 29 tháng 7 năm 2005 của bộ trưởng bộ XD.
- Thông tư số 04/2005/TT – BXD ngày 01 tháng4 năm 2005 của bộ XD về việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình.
- Thông tư số 07/2006/TT – BXD ngày 10 tháng 11 năm 2006 về điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình.
Các văn bản của Nhà Nước được ban hành, sửa đổi thường xuyên và liên tục do vậy cán bộ lập đơn giá dự thầu phải cập nhật các thông tin thường xuyên và liên tục để lập đơn giá dự thầu theo đúng quy định và chuẩn mực của Nhà Nước ban hành
* Ngoài ra lập đơn giá dự thầu còn căn cứ vào giá thực tế trên thị trường tại thời điểm lập đơn giá.
Xuất phát từ tồn tại của công ty đó là việc thu thập thông tin còn hạn chế ảnh hưởng lớn đến công tác lập đơn giá dự thầu như: Không tìm hiểu kỹ thông tin về tình hình biến động đầu vào, giá cả thị trường các yếu tố đầu vào tại địa phương cụ thể vào thời điểm hiện tại gây khó khăn cho cán bộ lập đơn giá dẫn đến phải điều chỉnh sau khi lập đơn giá hoặc có thể xảy ra sai xót trong quá trình lập làm cho đơn giá dự thầu không chính xác.
Do vậy, cần tăng cường công tác nghiên cứu thị trường hơn nữa để thu thập đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin về giá cả của nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công, và các yếu tố đầu vào khác để việc lập đơn giá được chính xác và đạt được mục tiêu mà công ty đã đề ra.
Cần lập ra một bộ phận marketing ( khoảng 2 người) trong phòng kế hoạch- kỹ thuật- nghiên cứu thị trường, phân công trách nhiệm rõ ràng để thu thập đầy đủ các thông tin về gói thầu một cách nhanh chóng, chính xác, hiệu quả; hai nhân viên này đến tận nơi công trình xem xét trực tiếp tình hình về:
- Đặc điểm khí hậu: mùa khô, mùa mưa ảnh hưởng gì đến quá trình thi công hay không để có phương án tổ chức thi công cho hợp lý cho từng thời gian làm giảm các chi phí phát sinh không đáng có.
- Đặc điểm địa hình của công trình ra sao để có cách bố trí kho bãi, nơi ăn chỗ ở, văn phòng điều hành,…
- Đặc điểm giao thông, đường ra lối vào để cho xe vận chuyển vào công trường.
- Các nguồn cung cấp đầu vào, giá cả từng nơi cung cấp và tiến hành so sánh để tìm ra nguồn cung cấp tốt nhất.
- Điều kiện cụ thể mặt bằng thi công, dự báo tác động của thời tiết đến quá trình thi công, tác động của các biện pháp tổ chức thi công đến chi phí, mức đơn giá dự thầu.
- Các văn bản của nhà nước, ủy ban nhân dân có liên quan như: định mức dự toán, bảng giá ca máy, đơn giá xây dựng cơ bản, thông báo giá vật liệu tại nơi công trình thi công …
- Dự toán tình hình biến động của giá cả các yếu tố đầu vào trên thị trường để có chính sách dữ trữ cho hợp lý.
- Ngoài ra, các thông tin liên quan đến đối thủ cạnh tranh: điểm mạnh, điểm yếu, kinh nghiệm, tình hình tài chính, nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào thường xuyên, và dự đoán mục tiêu tham gia dự thầu của họ để dự báo mức đơn giá dự thầu.
Khi công ty có bộ phận marketing, thì thông tin liên quan đến lập đơn giá dự thầu của các gói thầu sẽ đầy đủ, chính xác hơn, cán bộ lập đơn giá không bị phân tâm trong việc tìm hiểu tình hình thị trường, biến động giá cả thị trường tại nơi có công trình, giúp cho việc xác định đơn giá dự thầu có những cơ sở chắc chắn hơn về đơn giá vật liệu, máy, nhân công…
3.1.3. Tổ chức phân công thực hiện xác định đơn giá dự thầu.
Khi có nhiều công trình thi công cùng một thời điểm thì việc lập đơn giá dự thầu làm còn chưa chính xác và hợp lý do cán bộ trong công tác lập đơn giá bị thiếu nên việc tính toán cân nhắc chi phí chưa hợp lý. Có những công trình còn không tham gia được do không có người làm, khi không có công trình thì cán bộ lập đơn giá không làm những công việc khác. Bên cạnh đó, có nhiều cán bộ còn bị phân tâm vì nhiều việc riêng nên chưa chuyên tâm trong công việc lập đơn giá.
Do vậy, công ty phải tạo điều kiện, khuyến khích hơn nữa để cán bộ lập đơn giá dự thầu nói riêng, nhân viên công ty nói chung học thêm để nâng cao trình độ và năng lực lập đơn giá dự thầu.
Có chính sách đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên như: cử đi học các lớp ngoại ngữ, cao học, các lớp do bộ xây dựng tổ chức, phổ biến kiến thức xác định đơn giá dự thầu theo các quy định mới mỗi khi ban hành. Với những cán bộ đã coi là đủ kiến thức chuyên môn trong công tác lập đơn giá dự thầu thì nó cũng bị mai một dần nếu không thường xuyên được bổ sung và nâng cao trình độ.
Mặt khác, các kỹ sư tại văn phòng của công ty cũng cần được luân chuyển vị trí làm việc, nhất là kỹ sư thuộc phòng kế hoạch- kỹ thuật chuyên làm công tác lập đơn giá: luân chuyển họ từ văn phòng ra điều hành thi công trên công trường, để việc tính toán các chi phí trong đơn giá dự thầu có tính thực tế, kinh nghiệm trong việc tính giảm chi phí, tận dụng nguyên vật liệu, tính toán sử dụng công nhân về số lượng cũng như bậc thợ cần thiết hợp lý và tiết kiệm. Luân chuyển cán bộ phòng dự án sang lập đơn giá dự thầu để khi có nhiều công trình thì không bị thiếu cán bộ và khi không có công trình không có cán bộ rảnh rỗi.
Ngoài ra, tác động tới đời sống tình thần như thường xuyên quan tâm tới gia đình của các nhân viên lập đơn giá dự thầu nói riêng và toàn cán bộ công nhân viên của công ty, thực hiện nhiều biện pháp làm khơi dậy lòng yêu nghề, yêu công việc, yêu công ty của nhân viên (như khen thưởng những nhân viên có thành tích xuất sắc, tốt), động viên tinh thần của nhân viên để họ thấy thoải mái dốc hết tâm lực vào công việc của công ty.
Thực tế cho thấy việc xác định đơn giá dự thầu của công ty trong thời gian qua còn tương đối cứng nhắc, chủ yếu dựa vào định mức số 24/2005/QĐ- BXD và các thông báo giá trong từng thời kỳ ở từng địa phương, trong khi những quy định về giá này được tính toán trong điều kiện trung bình và được áp dụng cho một thời kỳ dài nên không thể dự tính hết được sự biến động liên tục theo từng ngày, thậm chí từng giờ của thị trường nguyên vật liệu, máy, nhân công và các yếu tố đầu vào khác.
Xuất phát từ tồn tại là định mức vật liệu, máy móc thiết bị, nhân công lấy theo định mức xây dựng cơ bản của Nhà nước, đơn giá phần lớn nguyên vật liệu thi công được lấy theo đơn giá chung của địa phương, đơn giá máy thiết bị thi công lấy theo đơn giá chung của ngành, chưa lập thành bộ đơn giá riêng nên giá không bám sát được với tình hình thực tế trên thị trường ở thời điểm lập giá, chi phí máy so với thực tế còn sự chênh lệch khá lớn làm cho đơn giá dự thầu mang tính chính xác không cao.
Do đó, xây dựng bộ đơn giá riêng cho từng công trình ở từng thời kỳ căn cứ trên sự theo dõi những biến động của giá cả thị trường là hết sức cần thiết cho công tác lập đơn giá dự thầu.
3.1.4.1. Chi phí nguyên vật liệu.
Chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu được tính bình quân:
VL = (1 + KVLP) ∑ DMVLCi * GVLCi + 1\Q * ∑ CVLLCj * Kcgtj Trong đó:
KVLP : hệ số chi phí vật liệu phụ so với giá trị nguyên liệu chính. (KVLP = 0.05- 0.1).
i = 1 n
j =1 m
DMVLCi: Định mức của nhà thầu đối với nguyên liệu chính i.
GVLCi: Giá 1 đơn vị tính loại nguyên liệu chính i theo mặt bằng giá quy định thống nhất trong hồ sơ mời thầu.
n: Số loại công tác xây lắp.
m: số loại công tác xây lắp có dùng vật liệu luân chuyển (m<n).
Kcgtj: hệ số chuyển giá trị vật liệu luân chuyển loại j vào sản phẩm qua 1 lần sử dụng.
CVLLCj: giá mua vật liệu luân chuyển j
Q: khối lượng công tác xây lắp có sử dụng vật liệu luân chuyển. Vật liệu luân chuyển được tính theo công thức:
VLLC = Kcgt * VLLC
Vật liệu luân chuyển như cốt pha, đà giáo, khuôn hợp kim…Loại này chưa đủ tiêu chuẩn xếp vào TSCĐ nên không tính khấu hao mà khấu trừ dần giá trị vào giá trị công tác xây lắp theo công thức kinh nghiệm sau:
Trong đó:
h: tỷ lệ bù hao hụt (%) kể từ lần thứ 2 trở đi n: số lần sử dụng vật liệu luân chuyển 2: hệ số kinh nghiệm
Vật liệu chính được tính theo công thức:
VLC = Mức tiêu dùng * đơn giá. h(n -1) + 2
Kcgt =
Vật liệu phụ tính theo 1 tỷ lệ với vật liệu chính tùy theo từng nhà thầu có thể lấy 1%, 2%.
Ví dụ: Tính chi phí vật liệu để sản xuất một khối bê tông đổ tại chỗ trên tầng 2 vật liệu cần và khối lượng cần theo tính toán của nhà thầu:
+ Xi măng: 296 kg. + Cát vàng hạt trung: 0.479 m3 + Đá dăm: 0.733 m3 + Thép cây: 300 kg + Dây thép buộc 1.5 kg + Ván khuôn dầy 3 cm: 0.375 m3
Cây chống: lấy 10% giá trị ván khuôn, luân chuyển 8 lần, tỷ lệ hao hụt 15%.
Tỷ lệ trong hao hụt nhà thầu dự kiến như sau: Xi măng: 3%, cát 4%, đá dăm 5%, thép cây 1.5% Giá mua: xi măng 850000đ/tấn.
Cát vàng 80000đ/m3 Đá dăm 110000đ/m3 Thép cây 4200đ/kg Thép buộc 7000đ/kg Ván khuôn 800000đ/m3 Cách tính: Xi măng = 0.296 (1+0.03) 850000 = 259148đ Cát vàng = 0.479 (1+0.04) 80000 = 39852.8đ Đá dăm = 0.733 (1+0.05) 110000 = 84661.5đ Thép cây = 300 (1+0.015) 4200 = 1278900đ Thép buộc = 1.5 *7000= 10500đ
Cây chống = 10% * 57000 = 5700đ
Vậy chi phí vật liệu để sản xuất 1 khối bê tông là :
Cpvl = 259148 + 39852.8 +84661.5 + 1278900 + 10500 + 57000 +5700 = 1734862.3đ.
3.1.4.2. Chi phí máy.
Chi phí sử dụng máy cần xác định căn cứ vào các trường hợp cụ thể: * Trường hợp công ty dự kiến đi thuê máy.
Cần tính toán chính xác để quyết định thuê hẳn máy hay thuê máy theo ca, cần phải xem xét mối quan hệ giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi trên cơ sở phân tích điểm hòa vốn.
Gọi: X là số ca máy cần thiết để thi công khối lượng công tác. g là giá ca máy
CF là chi phí cố định khi thuê máy 1 lần trong khoảng thời gian xác định. Cv là chi phí biến đổi trả thêm cho 1 ca máy tùy thuộc vào số ca máy vận hành.
Lúc này, điểm hòa vốn (tại đó tổng chi phí thuê máy theo ca bằng tổng chi phí thuê hẳn) ứng với số ca máy X là:
Nếu số ca máy cần thiết < X thì nên thuê máy theo ca CF
X =
Nếu số ca máy cần thiết > X thì nên thuê hẳn. * Trường hợp máy của công ty:
Công ty cần căn cứ vào biện pháp kỹ thuật thi công lựa chọn, vẽ biểu đồ cung ứng thiết bị, xác định loại máy thực hiện gói thầu, số lượng ca máy từng loại, thời điểm cung ứng thiết bị trên cơ sở đơn giá nội bộ về tiền lương cho công nhân điều khiển máy, khấu hao sử dụng máy… để xác định chi phí máy. Để xác định chi phí máy cần xác định giá ca máy.
Theo thông tư số 06/2005/TT – BXD ngày 15 tháng 4 năm 2005 thì giá ca máy là mức chi phí dự tính cần thiết cho máy và thiết bị thi công làm việc trong một ca.
Giá ca máy xác định theo công thức:
Gcm = g1 + g2
Trong đó: g1 – là tổng chi phí trực tiếp cho 1 ca máy. g2 – là các chi phí khác và chi phí quản lý máy.
3.1.4.3. Chi phí nhân công.
Công ty có thể xác định chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu như sau:
VD: Xác định chi phí nhân công đổ cột bê tông khung ở tầng 2, diện tích 20*40 phân cao 3m. Để thực hiện công việc này nhà thầu bố trí nhóm thợ gồm 7 người. Nhóm một: 3 người làm nhiệm vụ vận chuyển bê tông tươi và đưa bê tông vào thăng tải trong đó 2 người bậc 2, và một người bậc 3. Nhóm hai: 3 người lấy bê tông tươi từ thăng tải vận chuyển đổ bê tông vào cột, 1 người bậc 2, 1 người bậc 3 và 1 người bậc 4. Một người dầm bê tông bậc 3.
Tổng tiền lương trong ngày NC =
Tiền công theo thỏa thuận: Bậc 2: 18000đ/công Bậc 3: 23000đ/công Bậc 4: 27000đ/công
Trong một ngày công thì nhóm thợ phải đổ được 7 cột tỉ lệ hao hụt bê tông tươi 3%. Tính chi phí nhân công để đổ 1 khối khung bê tông.
BL: Chi phí nhân công để đổ 1 khối khung bê tông là:
= 89286 (đồng/công)
3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC.
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống các quy định, đơn giá xây dựng cơ bản.
Nhà nước sớm hoàn thiện những định mức xây dựng cơ bản, đơn giá xây dựng cơ bản bám sát với thực tế. Các công nghệ mới ra đã tạo nên những sản phẩm có chất lượng cao nhưng tốn ít chi phí nguyên vật liệu, nhân công, máy thi công. Những doanh nghiệp xây dựng có công nghệ hiện đại, cải tiến sẽ bị thiệt hại khi phải áp dụng những định mức cũ vì vậy, Nhà nước phải cập nhật và điều chỉnh hệ thống định mức xây dựng để có thể theo kịp những tiến bộ trong lĩnh