- Kết thúc cuộc kiểm toán nội bộ: Kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán nội bộ phải lập báo cáo kiểm toán, đề xuất các kiến nghị và biện pháp xử lý các sa
a) Nội dung công việc của kiểm toán nội bộ.
Với một hệ thống kiểm toán nội bộ đợc tổ chức nh ở trên và có đủ quyền hạn và điều kiện để thực hiện công việc kiểm toán của mình, bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện công tác kiểm toán theo kế hoạch kiểm toán đã đợc Tổng Giám đốc phê duyệt. Theo nội dung công việc, kiểm toán nội bộ thực hiện các nội dung chính
sau trong công việc kiểm toán của mình:
* Kiểm toán báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị:
Việc kiểm toán nội dung này là việc kiểm toán để kiểm tra, xác nhận tính trung thực, hợp lý cũng nh sự phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán đã đợc thừa nhận của báo cáo tài chính; báo cáo kế toán quản trị của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên.
Kiểm tra và xác nhận tính kịp thời, đầy đủ, khách quan, tính tin cậy của báo cáo tài chính; báo cáo kế toán quản trị của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên trớc khi Tổng Giám đốc ký duyệt và công bố.
Kiểm tra và đánh giá các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị; đa ra những kiến nghị và t vấn cần thiết cho quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Tổng Công ty và các đơn vị thành viên nhằm đảm bảo tính hợp lý và hiệu quả.
Cụ thể, kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị gồm những nội chính sau:
- Kiểm toán vốn bằng tiền.
- Kiểm toán hàng tồn kho.
- Kiểm toán tài sản cố định.
- Kiểm toán đầu t xây dựng cơ bản.
- Kiểm toán các khoản đầu t tài chính.
- Kiểm toán các khoản lập trích dự phòng.
- Kiểm toán hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
- Kiểm toán doanh thu và các khoản thu nhập khác.
- Kiểm toán thuế và các khoản phải nộp Nhà nớc.
- Kiểm toán các khoản phải thu, phải trả.
- Kiểm toán nguồn vốn kinh doanh.
- Kiểm toán chênh lệch đánh giá lại tài sản.
- Kiểm toán quỹ quản lý cấp trên.
- Kiểm toán kết quả sản xuất, kinh doanh và trích lập các quỹ.
* Kiểm toán tuân thủ:
Mục đích của kiểm toán tuân thủ là xem xét Tổng Công ty và các đơn vị thành viên có tuân theo các thủ tục, các nguyên tắc, các quy chế, chính sách, chế độ của Nhà nớc, các cơ quan có thẩm quyền, Tổng Công ty và các đơn vị thành viên đề ra hay không. Kiểm toán tuân thủ, vì vậy còn có thể gọi là kiểm toán tính quy tắc.
Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ tài chính, kế toán; chế độ quản lý của Nhà nớc và tình hình chấp hành các chính sách, nghị quyết, quyết định, quy chế của Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc ở Tổng Công ty và các đơn vị thành viên.
Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về nguyên tắc, quy trình nghiệp vụ, thủ tục quản lý của toàn bộ cũng nh từng khâu công việc, của từng biện pháp trong hệ thống kiểm soát nội bộ ở Tổng Công ty và các đơn vị thành viên. Đây là nội dung rất lớn và là khâu trọng yếu trong phạm vi kiểm toán tuân thủ của Tổng Công ty, bởi trong nhiều trờng hợp công nhân viên của Tổng Công ty biết rõ những quy định thông qua các quyết định, chỉ thị, quy chế... của Ban Giám đốc Công ty hơn là những quy định trong văn bản quản lý của Nhà nớc. Các văn bản này đã đợc cụ thể hóa bằng các quy chế của bản thân doanh nghiệp nên họ chỉ biết tuân thủ những quy định cụ thể của doanh nghiệp.
Kiểm tra sự chấp hành các nguyên tắc, các chính sách, các chuẩn mực kế toán từ khâu lập chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản, ghi sổ kế toán, tổng hợp thông tin và trình bầy báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị đến lu trữ tài liệu kế toán... ở Tổng Công ty và các đơn vị thành viên. ở nội dung này kiểm toán viên cần lu ý đến các quy định kế toán mang tính hớng dẫn đợc phép vận dụng linh hoạt nh quy định liên quan đến chứng từ kế toán: doanh nghiệp đợc phép sử dụng một số chứng từ hớng dẫn...
Công việc này có thể kết hợp trong quá trình kiểm toán báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị hoặc kiểm toán các nghiệp vụ về tài chính.
* Kiểm toán hoạt động:
Là việc kiểm toán để đánh giá tính hiệu lực và tính hiệu quả trong hoạt động của một bộ phận hay toàn bộ một tổ chức, một đơn vị của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên. Kiểm toán hoạt động ở Tổng Công ty bao gồm các công việc chính sau:
Kiểm tra việc huy động, phân phối, sử dụng một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật t, hàng hóa, tài sản, vốn.... lợi thế kinh doanh...) của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên.
Kiểm tra tính hiệu quả của hoạt động sản xuất, kinh doanh; phân phối và sử dụng thu thập; kết quả bảo toàn và phát triển vốn.
Kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của các bộ phận chức năng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên.
Đó là một số mục tiêu chính cần đạt đợc trong một cuộc kiểm toán, ngoài ra có thể theo yêu cầu của Tổng Giám đốc hoặc của các bộ phận chức năng khác, kiểm toán nội bộ có thể thực hiện các cuộc kiểm toán đặc biệt khác.