- Kết thúc cuộc kiểm toán nội bộ: Kết thúc cuộc kiểm toán, kiểm toán nội bộ phải lập báo cáo kiểm toán, đề xuất các kiến nghị và biện pháp xử lý các sa
b) Chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty Muối Việt Nam.
* Chức năng của bộ máy kiểm toán nội bộ trong Tổng Công ty Muối.
Trên cơ sở tính chất và phạm vi công việc tại Tổng Công ty Muối, chức năng của kiểm toán nội bộ Tổng Công ty Muối sẽ bao gồm các chức năng sau:
• Kiểm tra: Kiểm tra tính tuân thủ của hệ thống quản lý đối với các chính sách, chế độ của Nhà nớc, của Tổng Công ty và của các đơn vị thành viên.
• Xác nhận: Xác nhận tính đúng đắn, trung thực và hợp lý cuả các số liệu, tài liệu kế toán, các báo cáo quyết toán và các tài liệu, báo cáo khác của Tổng Công ty và của các đơn vị thành viên.
• Đánh giá: Trên cơ sở kết quả kiểm toán, đa ra những kết luận, đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chính sách, chế độ và hiệu quả hoạt động của Tổng Công ty và của các đơn vị thành viên.
• Tham mu, t vấn: Tham mu, t vấn cho Tổng Giám đốc, Giám đốc các đơn vị thành viên, các nhà quản lý về những biện pháp nhằm nâng cao chất lợng, hiệu quả của hệ thống quản lý kinh tế, tài chính, kỹ thuật và hệ thống kiểm soát nội bộ; khắc phục những tồn tại, yếu kém; ngăn ngừa các sai phạm, lệch lạc trong quản lý.
Đó là một số chức năng chính của hệ thống kiểm toán nội bộ, đây là những chức năng cơ bản, ngoài ra trong quá trình thực hiện, tùy theo từng điều kiện và những thay đổi mà có thể bổ sung và hoàn thiện thêm chức năng của bộ phận này.
Các chức năng này đợc thiết lập phù hợp đặc điểm với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty Muối, cũng nh đặc điểm của bộ phận kiểm toán nội bộ là chức năng giám sát và bày tỏ ý kiến về công tác quản trị doanh nghiệp cùng với Ban giám đốc.
* Quyền hạn của kiểm toán nội bộ: Yêu cầu về quyền hạn của bộ phận kiểm toán nội bộ phải phù hợp với địa vị của nó trong tổ chức để đảm bảo việc hoàn thành các chức năng, nhiệm vụ đợc giao. Về vấn đề này có thể nêu những
yếu tố về quyền hạn cần có sau:
- Kiểm toán nội bộ phải đợc giao cho một quyền hạn rộng rãi để có thể kiểm toán toàn bộ các hoạt động của tổ chức.
- Kiểm toán nội bộ đợc phép thực hiện các cuộc kiểm toán của mình phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp trong mọi trờng hợp.
- Kiểm toán nội bộ đợc quyền sử dụng mọi hồ sơ, thông tin và gặp gỡ tiếp xúc với các đối tợng liên quan để thu thập bằng chứng làm sáng tỏ các vấn đề trong khi thực hiện kiểm toán.
Đối với hệ thống kiểm toán nội bộ đợc xây dựng tại Tổng Công ty Muối Việt Nam, bên cạnh việc xây dựng quy chế về quyền hạn của bộ phận này tuân theo các yêu cầu chung nêu trên, có thể thêm một số quyền hạn sau để bộ phận này phát huy hết vai trò của mình trong công việc kiểm toán nội bộ, đó là:
- Bộ phận kiểm toán nội bộ Tổng Công ty Muối đợc quyền yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên để phục vụ cho công tác kiểm toán.
- Đợc độc lập về chuyên môn nghiệp vụ. Trờng hợp cần thiết có quyền yêu cầu sự hỗ trợ về chuyên môn và nhân sự của các bộ phận chức năng khác.
- Đợc kiến nghị mang tính chất xây dựng đối với các cấp lãnh đạo, các bộ phận trong Tổng Công ty và các đơn vị thành viên nhằm nâng cao hiệu quả các mặt hoạt động sản xuất, kinh doanh và công tác quản lý, điều hành của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên.
- Có quyền bảo lu ý kiến có liên quan đến kết quả kiểm toán.
Với những quyền hạn nêu trên thì hệ thống kiểm toán nội bộ sẽ có đủ các điều kiện để thực hiện công việc kiểm toán nội bộ của mình, đồng thời trong quy chế về quyền hạn nêu trên cũng phần nào hạn chế sự hách dịch có thể có đối với bộ phận này, đó là việc giới hạn kiến nghị của kiểm toán nội bộ chỉ ở góc độ xây dựng, mọi quyết định vẫn là ở ngời lãnh đạo đơn vị. Trong xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty Muối, cần thiết phải có đầy đủ những yếu tố trên trong Quy chế hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ.
* Nhiệm vụ của bộ phận kiểm toán nội bộ.
Theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh và tính chất công việc kiểm toán cần thực hiện tại Tổng Công ty Muối, bộ máy kiểm toán nội bộ phải đảm
bảo hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên.
- Kiểm tra và xác nhận chất lợng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báo cáo tài chính, báo cáo quản trị trớc khi trình ký duyệt.
- Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, đặc biệt là sự tuân thủ luật pháp, chính sách, chế độ tài chính kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, Ban (Tổng) giám đốc ở Tổng Công ty và các đơn vị thành viên.
- Phát hiện những tồn tại, sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên; đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên.
- T vấn về công tác tài chính, kế toán; tham gia hớng dẫn về nghiệp vụ tài chính, kế toán.
Nh vậy, với những nhiệm vụ trên đã đảm bảo cho hệ thống kiểm toán nội bộ thực hiện các công việc chuyên trách của mình một cách hợp lý và kịp thời, trớc khi các báo cáo đợc trình ký, đồng thời nhiệm vụ cũng bao hàm cả các vấn đề về kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ. Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ đó nghĩa là hệ thống kiểm toán nội bộ đã hoàn thành toàn diện các mục tiêu đề ra đối với một hệ thống kiểm toán nội bộ. Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng Công ty Muối hiện nay, các nhiệm vụ đặt ra nh trên đối với bộ máy kiểm toán nội bộ là tơng đối hoàn thiện nhng cũng không ít nặng nề, đòi hỏi bộ máy kiểm toán nội bộ phải nỗ lực hết sức mới có thể hoàn thành các nhiệm vụ đề ra này. Trong quá trình phát triển, theo từng trờng hợp phát triển và thay đổi cụ thể mà có thể bổ sung hoặc giảm bớt nhiệm vụ cho bộ phận này, hoàn thiện nhiệm vụ
cho bộ phận này là một thuộc tính mở trong xây dựng hệ thống kiểm toán nội bộ tại Tổng Công ty Muối.
* Phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ.
Để thực hiện chức năng chuyên trách của mình, hệ thống kiểm toán nội bộ đòi hỏi phải có một hành lang hoạt động, hay nói một cách khác đó chính là phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ.
Phạm vi hoạt động của kiểm toán nội bộ có liên quan đến chức năng và nhiệm vụ của kiểm toán nội bộ, chúng là các mặt của một vấn đề, có quan hệ mật thiết với nhau và hỗ trợ tơng đối với nhau, bổ sung cho nhau, phát huy cho nhau và hoàn toàn không xung đột với nhau.
Hiện nay, do Tổng Công ty Muối có 15 đơn vị thành viên trong đó có 12 đơn vị thành viên hạch toán độc lập và 3 đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, với các chức năng và nhiệm vụ nêu trên, theo thực tế của Tổng Công ty, kiểm toán nội bộ phải thực hiện công việc kiểm toán của mình trong phạm vi sau:
- Kiểm toán các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị của Tổng Công ty.
- Kiểm toán hoạt động.
- Kiểm toán tuân thủ.
Với phạm vi hoạt động đó, kiểm toán nội bộ đã bao quát toàn bộ công việc kiểm toán của một hệ thống kiểm toán nội bộ, công việc đó không phải là ít. Với một đội ngũ kiểm toán viên nh thiết lập thì bộ máy kiểm toán nội bộ chắc chắn sẽ phải cố gắng rất nhiều mới có thể hoàn thành đợc một khối lợng công việc nh vây.
Đồng thời, để tạo tính mở trong hệ thống, có thể Quy chế kiểm toán nội bộ nên quy định thêm về việc Tổng Công ty và các đơn vị thành viên hạch toán độc lập có thể thuê các Công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam hoặc các Công ty kiểm toán độc lập khác hoạt động hợp pháp tại Việt Nam thực hiện toàn bộ hay từng phần cuộc kiểm toán.