Quan điểm và định h−ớng phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tớ

Một phần của tài liệu Báo cáo: Khả năng và những giải pháp tổng thể để kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của việt nam đạt và vượt 50 tỷ USD vào năm 2010 ppt (Trang 90 - 94)

- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế

1.Quan điểm và định h−ớng phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tớ

Nam trong những năm tới

1.1. Quan điểm về phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc là thành viên của WTO Trung Quốc là thành viên của WTO

1.1.1. Đối với thị trờng Trung Quốc

Quan điểm 1: Nhất quán thực hiện quan điểm có tính chỉ đạo, coi Trung Quốc là đối tác th−ơng mại chiến l−ợc của Việt Nam, có vị thế ngày càng lớn trong th−ơng mại thế giới nên cần −u tiên mở rộng và phát triển quan hệ th−ơng mại giữa hai n−ớc.

Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về dân số, đứng thứ sáu về GDP và đứng thứ hai về GDP tính theo ngang giá sức mua (PPP). Hiện Trung Quốc đã trở thành n−ớc đứng thứ ba về xuất khẩu hàng công nghiệp chế tác công nghệ trung bình và thứ năm về hàng công nghệ cao trong khi vẫn giữ vị trí hàng đầu về sản phẩm công nghệ thấp nh− đồ chơi và hàng may mặc. Trung Quốc cũng là quốc gia có tốc độ tăng tr−ởng liên tục cao nhất thế giới những năm qua và dự báo xu h−ớng này sẽ còn tiếp tục trong những năm tới. Trung Quốc đang ngày càng khẳng định khả năng kinh tế của mình trên tr−ờng quốc tế. Với ý nghĩa đó, Trung Quốc phải đ−ợc xác định là đối tác th−ơng mại chiến l−ợc của Việt Nam trong những năm tới, vì vậy, Việt Nam cần chú trọng

−u tiên phát triển quan hệ kinh tế th−ơng mại với Trung Quốc để khai thác những lợi ích th−ơng mại, đồng thời hạn chế những ảnh h−ởng tiêu cực của Trung Quốc đối với phát triển xuất khẩu của Việt Nam.

Quan điểm 2: Phát triển xuất khẩu của Việt Nam sang thị tr−ờng Trung Quốc là nhiệm vụ chiến l−ợc quan trọng, là yếu tố động lực để thúc đẩy tăng tr−ởng xuất khẩu của Việt Nam.

Kim ngạch th−ơng mại hai chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2004 đạt 7,2 tỷ USD, tăng 1,5 lần so với mức 4,8 tỷ USD năm 2003. Trung Quốc đã trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất vào Việt Nam, chiếm xấp xỉ 15% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Trung Quốc cũng là thị tr−ờng xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Hoa Kỳ, Nhật Bản. Đầu t− trực tiếp n−ớc ngoài của Trung Quốc vào Việt Nam cũng tăng nhanh trong vài năm gần đây. Năm 2003 đầu t− Trung Quốc vào Việt Nam chiếm tỷ trọng 10,3% tổng vốn đầu t− n−ớc ngoài vào Việt Nam, xếp thứ 16/63 n−ớc và vùng lãnh thổ; năm 2004 chiếm 14,4%, xếp thứ 14/68 n−ớc và vùng lãnh thổ.

Việc thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc, đặc biệt là ch−ơng trình Thu hoạch sớm từ 2003, cùng với những ch−ơng trình hợp tác phát triển th−ơng mại biên giới giữa hai n−ớc cũng mở ra những cơ hội phát triển xuất khẩu hàng Việt Nam sang Trung Quốc. Vì vậy trong thời kỳ tới, cần −u tiên các nguồn lực cho đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị tr−ờng Trung Quốc nhằm khai thác có hiệu quả thị tr−ờng có tiềm năng 1,3 tỉ dân, kinh tế tăng tr−ởng ở mức cao, môi tr−ờng luật pháp chính sách và thủ tục chấp thuận ngày càng minh bạch theo quy định của WTO.

Quan điểm 3: Triệt để khai thác tính bổ sung hiện có về mặt hàng trao đổi th−ơng mại và chủ động tạo ra các mặt hàng mới có tính bổ sung cao giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Hiện nay, Việt Nam vẫn duy trì cơ cấu chủ yếu xuất khẩu hàng nguyên và nhiên liệu trong khi cơ cấu mặt hàng nhập khẩu vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm hàng công nghiệp nh− xăng dầu các loại, nguyên phụ liệu dệt, may, da, vải các loại, phân bón và máy móc thiết bị. Về cơ bản, cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai n−ớc vẫn mang tính bổ sung cho nhau. Tính bổ sung này sẽ không thay đổi nhiều trong những năm tới do tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO. nh−ng trong khi Trung Quốc đã nhanh chóng khai thác đ−ợc các lợi thế trong xuất khẩu sang Việt Nam thì về phía Việt Nam, hoạt động xuất khẩu vẫn mang tính doanh vụ, ch−a có một chiến l−ợc phát triển ổn định, lâu dài. Do đó, Việt Nam cần khai thác có hiệu quả những mặt hàng có tính bổ sung giữa hai n−ớc và chủ động tạo ra các mặt hàng mới trên cơ sở nghiên cứu cơ cấu dịch chuyển đầu t− của Trung Quốc để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc, giảm thâm hụt cán cân th−ơng mại.

1.1.2. Đối với các thị trờng khác

Quan điểm 1: Tăng c−ờng sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu và doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tr−ớc áp lực cạnh tranh ngày càng tăng của hàng hóa Trung Quốc.

Xuất khẩu của n−ớc ta thời gian qua tuy đã huy động đ−ợc sự tham gia của các khu vực kinh tế khác nhau, nh−ng đa phần các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nội lực các doanh nghiệp còn rất thấp kém, sức cạnh tranh xuất khẩu kém dẫn đến hiệu quả xuất khẩu của các doanh nghiệp còn thấp; những bất cập trong cơ chế chính sách xuất khẩu: việc chuyển đổi chính sách chậm, hiệu lực thực thi của các chính sách còn hạn chế; những yếu kém về kết cấu hạ tầng và dịch vụ xuất khẩu. Cuối cùng và quan trọng nhất là những hạn chế và bất cập về nguồn nhân lực hoạt động kinh doanh xuất khẩu. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần xây dựng và hoàn thiện hạ tầng cứng và hạ tầng mềm cho hoạt động xuất khẩu trên cơ sở vừa nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam, vừa tăng c−ờng các biện pháp tự vệ trong quan hệ th−ơng mại với các n−ớc nói

chung và với Trung Quốc nói riêng nh−ng không trái với các quy định của WTO.

Quan điểm 2: Hạn chế tối đa sự đối đầu trong cạnh tranh với Trung

Quốc về các mặt hàng Trung Quốc đang có lợi thế cạnh tranh tại các thị tr−ờng trọng điểm nh− Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, tăng c−ờng tìm kiếm các thị tr−ờng ngách.

Hiện tại, Việt Nam ch−a trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Th−ơng mại thế giới nên không đ−ợc h−ởng sự đối xử S&D của các n−ớc phát triển là thành viên WTO, đối xử MFN vĩnh viễn của Hoa Kỳ, đ−ợc phép áp dụng các biện pháp tự vệ theo quy định của WTO, giải quyết tranh chấp trong DSM của WTO và lợi ích của việc xoá bỏ hạn ngạch hàng dệt may với t− cách là một n−ớc đang phát triển trong WTO. Mặt khác, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trên các thị tr−ờng lớn cũng chính là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc nh− dệt may, giầy dép, thuỷ sản… Do đó, nếu Việt Nam tập trung nguồn lực để sản xuất những mặt hàng này và xuất khẩu trên những thị tr−ờng đó sẽ gặp phải sự cạnh tranh rất khốc liệt của hàng Trung Quốc và chắc chắn sẽ bị thua thiệt.

Vì vậy, bên cạnh việc giữ vững thị phần trên các thị tr−ờng trọng điểm và khai thác hiệu quả hơn những −u đãi mà các n−ớc phát triển dành cho các n−ớc đang phát triển, Việt Nam cần tăng c−ờng hoạt động tìm kiếm và mở thị tr−ờng mới ở Châu Phi, Nam Mỹ, Mỹ Latinh, Tây Nam á - Trung Cận Đông để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang những thị tr−ờng mà áp lực cạnh tranh của hàng Trung Quốc ch−a cao hoặc các thị tr−ờng ch−a nằm trong "đ−ờng ngắm" và diện −u tiên hàng đầu của các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc. Đồng thời, nghiên cứu, dự báo sự chuyển dịch đầu t− của Trung Quốc, để phát hiện các "khoảng trống" do Trung Quốc sử dụng lợi thế là thành viên WTO nên tập trung nguồn lực phát triển các ngành sản phẩm xuất khẩu có hiệu quả cao hơn, do đó một số ngành sản phẩm sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong n−ớc sẽ kém hiệu quả hơn là nhập khẩu. Để từ đó, Việt Nam chủ động đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu sang Trung Quốc các mặt hàng này nhằm khai thác hiệu quả các "khoảng trống" sẽ xuất hiện trên thị tr−ờng Trung Quốc.

Quan điểm 3: Chủ động hợp tác, liên kết với các doanh nghiệp Trung

Quốc trong sản xuất hàng xuất khẩu và xây dựng hệ thống mạng l−ới phân phối tại các thị tr−ờng xuất khẩu trọng điểm t−ơng đồng giữa hai n−ớc.

Hiện tại, nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt nam và Trung Quốc đều xuất khẩu sang một số thị tr−ờng trọng điểm nh− Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, ASEAN, Hàn Quốc … Nếu doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng này hợp tác liên doanh với nhau trên cơ sở khai thác tiềm năng và lợi thế giữa hai n−ớc để xuất khẩu sang các thị tr−ờng t−ơng đồng thì sẽ có lợi hơn. Đặc biệt cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực sản xuất gia công chế biến hàng nông sản, thuỷ

sản… để cung ứng cho thị tr−ờng hai n−ớc cũng nh− để xuất khẩu sang n−ớc thứ ba. Mối quan hệ hợp tác này sẽ tạo tính liên thông và bổ trợ lẫn nhau giữa doanh nghiệp hai n−ớc trong đảm bảo các yếu tố "đầu vào" và giải quyết "đầu ra" cho hàng hóa xuất khẩu của hai n−ớc.

1.2. Định h−ớng phát triển xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh Trung Quốc là thành viên của WTO Trung Quốc là thành viên của WTO

* Về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam cần một mặt tập trung phát triển những ngành có lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực sản xuất hàng hóa xuất khẩu, mặt khác, cần đầu t− vào những ngành có hàm l−ợng khoa học công nghệ cao thông qua việc đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng và nhập khẩu công nghệ mới. Những nội dung cơ bản của định h−ớng bao gồm:

- Đối với những ngành phát triển dựa vào lợi thế về tài nguyên, mà tr−ớc hết là các ngành sản xuất và chế biến nông sản thì việc phát triển xuất khẩu nên tập trung:

+ Phát triển theo chiều rộng các sản phẩm nông sản xuất khẩu thông qua việc lựa chọn các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế; đồng thời, nhập khẩu các loại giống mới cho năng suất cao, phù hợp với các tiêu chuẩn của sản phẩm xuất khẩu và điều kiện phát triển ở Việt Nam.

+ Phát triển các sản phẩm nông sản xuất khẩu theo chiều sâu trên cơ sở chế biến từ các nguyên liệu sẵn có cho phù hợp với thị hiếu của từng đối t−ợng.

- Đối với các ngành phát triển dựa vào lợi thế về lao động (nhóm hàng dệt may, giầy dép) việc phát triển xuất khẩu cần theo h−ớng:

+ Lựa chọn lĩnh vực sản phẩm để đầu t− sản xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất, lựa chọn các hình thức và ph−ơng thức xuất khẩu cho phù hợp với khả năng sản xuất và kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp.

+ Đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trên cơ sở: Thay đổi và thay thế vật liệu chế tạo sản phẩm; Phát triển sản phẩm xuất khẩu có tính năng sử dụng thuận tiện cho ng−ời tiêu dùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Để từng b−ớc nâng cao công nghệ, cải tiến kỹ thuật, cần đẩy mạnh thu hút dầu t− trực tiếp n−ớc ngoài vào những ngành này, bao gồm cả thu hút các luồng công nghệ từ các n−ớc phát triển để phát triển sản xuất/xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, phù hợp với yêu cầu của thị tr−ờng các n−ớc phát triển cũng nh− hợp tác đầu t− với các n−ớc trong khu vực để phát huy lợi thế kinh tế nhờ quy mô.

+ Tham gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế.

- Cần đầu t− phát triển các sản phẩm Trung Quốc không có lợi thế trong việc sản xuất hoặc không khuyến khích sản xuất do nhập khẩu sẽ có hiệu quả hơn nh− các sản phẩm nông sản - thực phẩm thô và chế biến (sản phẩm cây

công nghiệp nh− cao su, sản phẩm chăn nuôi, sản phẩm rau quả nhiệt đới, khoáng sản ...) để vừa đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này sang thị tr−ờng Trung Quốc vừa mở rộng xuất khẩu sang các thị tr−ờng khác. Tăng c−ờng thu hút FDI từ Trung Quốc khai thác khả năng này.

* Về thị trờng xuất khẩu:

- Củng cố và giữ vững thị phần hiện có tại các thị tr−ờng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Báo cáo: Khả năng và những giải pháp tổng thể để kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của việt nam đạt và vượt 50 tỷ USD vào năm 2010 ppt (Trang 90 - 94)