Vị trí của Trung Quốc trong th−ơng mại thế giớ

Một phần của tài liệu Báo cáo: Khả năng và những giải pháp tổng thể để kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của việt nam đạt và vượt 50 tỷ USD vào năm 2010 ppt (Trang 29 - 31)

Theo các chuyên gia kinh tế thế giới, sự phát triển nhanh của kinh tế Trung Quốc đã trở thành động lực quan trọng cho tăng tr−ởng kinh tế thế giới. Mức độ đóng góp của Trung Quốc cho tăng tr−ởng kinh tế thế giới lớn hơn nhiều so với tỷ trọng của bản thân kinh tế Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới. Trung Quốc đang phát huy vai trò của một đầu tầu, đang hoà nhập vào chu trình lớn của sản xuất và buôn bán toàn cầu.

Theo số liệu thống kê của Tổ chức Th−ơng mại Thế giới (WTO), tuy GDP năm 2003 của Trung Quốc chỉ là 1.460 tỷ USD, chiếm 4,3% trong tổng GDP 32.000 tỷ USD của thế giới, nh−ng tỉ lệ đóng góp về tốc độ tăng tr−ởng của Trung Quốc là hơn 17%, đứng thứ hai thế giới sau Hoa Kỳ. Năm 2003, kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt hơn 850 tỷ USD, tỷ lệ đóng góp vào tăng tr−ởng th−ơng mại thế giới là hơn 7%, đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu toàn cầu đã tăng từ 4,2% năm 2002 lên 4,9% năm 2003 và 5,55% năm 2004 trong khi tỷ trọng của Hoa Kỳ giảm từ 12,8% xuống 11,7% và 10,95% và tỷ trọng của Nhật Bản duy trì ở mức 5,7% trong giai đoạn t−ơng ứng7.

Năm 2004, nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục đạt mức tăng tr−ởng 9,5% so với 9,3% năm 2003. Xuất khẩu tăng 35,4% do năng lực sản xuất trong n−ớc liên tục đ−ợc mở rộng. Nhập khẩu tăng khoảng 36,1% do nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu thô, trang thiết bị cơ bản để phục vụ cho hoạt động sản xuất nội địa. Trong năm thứ 3 liên tiếp, tốc độ tăng tr−ởng nhập khẩu của Trung Quốc là nhân tố chủ yếu duy trì tốc độ tăng tr−ởng xuất khẩu tại một số n−ớc NIC của khu vực Đông á.

Trong lĩnh vực thị tr−ờng hàng hoá, Trung Quốc đóng vai trò chủ đạo của tăng tr−ởng toàn cầu do nhu cầu cao đối với một số mặt hàng nh− năng l−ợng, kim loại và khoáng sản khiến cho giá cả những mặt hàng trên luôn đứng ở mức kỷ lục.

Những ảnh h−ởng của việc Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 tới tăng tr−ởng nhập khẩu đã biểu hiện rõ rệt trong năm 2003 và 2004. Với t− cách là thành viên WTO, Trung Quốc đã áp dụng nhiều biện pháp tự do hoá nhập khẩu

7

nh− cắt giảm thuế quan, áp dụng hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với nhập khẩu ngũ cốc, dầu thực vật, bông, len và giảm thuế nhập khẩu đ−ờng, giảm độc quyền của doanh nghiệp Nhà n−ớc trong phân bổ hạn ngạch, bãi bỏ hỗ trợ xuất khẩu và cam kết áp dụng các tiêu chuẩn SPS trên cơ sở khoa học. Nhập khẩu nông sản của Trung Quốc tăng từ 11 tỷ USD năm 2002 lên 25,9 tỷ USD năm 2004, do nhu cầu về các hàng hoá cơ bản tăng mạnh, chế độ th−ơng mại đ−ợc tự do hoá và nguồn cung nội địa hạn hẹp. Dầu đậu t−ơng, dầu cọ và đậu t−ơng nguyên liệu dùng cho sản xuất dầu ăn và thức ăn gia súc chiếm tới 50% tăng tr−ởng nhập khẩu nông sản của Trung Quốc trong giai đoạn 2002 - 2004. Các nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp nh− bông, da nguyên liệu, cao su chiếm khoảng 30% tăng tr−ởng nhập khẩu.

Xuất khẩu nông sản của Trung Quốc tăng gần 3 tỷ USD trong giai đoạn 2002 – 2004, từ 13 tỷ USD năm 2002 lên 15,8 tỷ USD năm 2004. Trung Quốc chủ yếu xuất khẩu thực phẩm chế biến, rau quả và ngô. Nhật Bản là thị tr−ờng xuất khẩu nông sản quan trọng nhất của Trung Quốc, chiếm 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Trung Quốc. Hoa Kỳ chỉ chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu nh−ng là thị tr−ờng có mức tăng tr−ởng mạnh nhất của Trung Quốc với mức tăng 43% trong giai đoạn 2002 – 2004 trong khi xuất khẩu sang các thị tr−ờng xuất khẩu chủ yếu khác (EU, Nhật Bản, Hồng Công và Nga) tăng khoảng 25 – 35% và xuất khẩu sang Đông Nam á chỉ tăng khoảng 5%. Trung Quốc có khả năng cạnh tranh mạnh về nhiều loại nông sản xuất khẩu: rau quả, gia cầm, thực phẩm chế biến, thực phẩm hữu cơ với khả năng cung ứng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao với mức giá rẻ nhờ lợi thế về nhân công. Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng kế hoạch tăng gấp đôi kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 10 năm với các chính sách hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính cho nông dân. Trung Quốc vẫn sẽ đóng vai trò quan trọng trên thị tr−ờng nông sản thế giới trong những năm tới.

Bên cạnh sự gia tăng xuất nhập khẩu, tốc độ gia tăng nhu cầu nhanh chóng của thị tr−ờng nội địa khổng lồ Trung Quốc là một yếu tố lớn tác động tới th−ơng mại toàn cầu. Trong điều kiện kinh tế thế giới không mấy sáng sủa nh− hiện nay, kinh tế Trung Quốc tăng tr−ởng nhanh với thị tr−ờng 1,3 tỷ ng−ời đã trở thành động lực quan trọng thúc đẩy và kích thích kinh tế toàn cầu phát triển. Chính nhu cầu lớn của Trung Quốc đã thúc đẩy th−ơng mại hàng nguyên liệu, xe hơi, điện tử, công nghiệp hoá chất, cơ khí, điện gia dụng, linh kiện đồng bộ... Trong năm 2004, Trung Quốc đã tiêu thụ 27% sản l−ợng máy PC trên thế giới và theo dự đoán, đến năm 2010 Trung Quốc sẽ v−ợt Hoa Kỳ để trở thành thị tr−ờng công nghệ thông tin lớn nhất thế giới, sau khi đã bắt kịp Nhật Bản.

Sự nổi lên của Trung Quốc trên thị tr−ờng hàng hoá toàn cầu đem lại có ảnh h−ởng lớn về nhiều ph−ơng diện. Một mặt, sự gia tăng nhu cầu nội địa tại thị tr−ờng Trung Quốc, đặc biệt là về nguyên liệu, tạo ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu của các n−ớc đang phát triển – những n−ớc chủ yếu xuất khẩu nhóm hàng

này. Trung Quốc cũng đã có những b−ớc tiến đáng kể về tự do hoá th−ơng mại theo những cam kết trong khuôn khổ WTO, mở ra những cơ hội mới cho xuất khẩu sang thị tr−ờng Trung Quốc. Mặt khác, trên các thị tr−ờng nhập khẩu chủ yếu, các n−ớc đang phát triển có thể để mất thị phần d−ới áp lực cạnh tranh gia tăng mạnh mẽ từ Trung Quốc. Hàng chế tạo của Trung Quốc, với giá thành thấp, kết hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại do FDI mang lại và giá nhân công rẻ sẽ tràn ngập thị tr−ờng thế giới trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Quan trọng hơn, danh mục các loại hàng này ngày càng phong phú và càng cao cấp, với giá trị gia tăng cao hơn. Trung Quốc càng phát triển thì càng gây ra tình trạng thừa khả năng sản xuất trên thế giới, tạo ra áp lực giảm phát. Hiện Trung Quốc đã trở thành n−ớc đứng thứ ba về xuất khẩu hàng công nghiệp chế tác công nghệ trung bình và thứ năm về hàng công nghệ cao trong khi vẫn giữ vị trí hàng đầu về sản phẩm công nghệ thấp nh− đồ chơi và hàng may mặc.8 Tất cả các n−ớc khác, kể cả các n−ớc công nghiệp hoá và các n−ớc đang phát triển, đều phải đối phó với thách thức từ Trung Quốc nếu bản thân các n−ớc này không có khả năng cải cách và phát triển các ngành sản xuất có lợi thế cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Báo cáo: Khả năng và những giải pháp tổng thể để kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của việt nam đạt và vượt 50 tỷ USD vào năm 2010 ppt (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)