Tác động đến th−ơng mại Trung Quốc Nhật Bản

Một phần của tài liệu Báo cáo: Khả năng và những giải pháp tổng thể để kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của việt nam đạt và vượt 50 tỷ USD vào năm 2010 ppt (Trang 38 - 40)

- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế

2.2.3. Tác động đến th−ơng mại Trung Quốc Nhật Bản

Ngay từ tr−ớc khi Trung Quốc gia nhập WTO, quan hệ th−ơng mại Nhật - Trung đã có những b−ớc phát triển tích cực. Đối với Trung Quốc, Nhật Bản là nguồn cung cấp vốn và kỹ thuật quan trọng để phát triển kinh tế, còn đối với Nhật Bản, Trung Quốc là một thị tr−ờng quan trọng nhất ở khu vực. Kim ngạch buôn bán hai chiều không ngừng tăng lên, năm 1972 mới chỉ đạt gần 1 tỷ USD nh−ng đến năm 1997 đã tăng lên 63,8 tỷ USD, năm 2001 con số này đã đạt 100,2 tỷ USD. Tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng từ 6,3% năm 2000 lên 13,1% năm 2004 trong khi tỷ trọng của Trung Quốc trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản tăng từ 14,5% lên 20,7%. Năm 2004, Trung Quốc đã v−ợt Hoa Kỳ, trở thành đối tác th−ơng mại lớn nhất của Nhật Bản với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 187,2 tỷ USD, chiếm 20,1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Nhật Bản so với tỷ trọng 18,6% của Hoa Kỳ (trong năm 2003 con số t−ơng ứng là 19,2% và 20,5%).

Bảng 1.7. Th−ơng mại Trung Quốc – Nhật Bản (tỷ USD)

1999 2000 2001 Bq 1999- 2001 (%) 2002 2003 2004 Bq 2002- 2004 (%) Trung Quốc XK 42,9 55,1 57,9 10,50 61,8 75,4 94,3 15,12 Trung Quốc NK 23,3 42,5 42,3 22,0 52,5 72,9 92,9 20,95 Cán cân 19,6 12,6 15,6 9,3 2,5 1,4

Nguồn: WTO Staticstic 2005

11

Tuy nhiên, việc Trung Quốc gia nhập WTO không chỉ tác động tới quan hệ th−ơng mại hai chiều giữa Nhật Bản và Trung Quốc mà còn tác động mạnh tới ngoại th−ơng của Nhật Bản với các n−ớc trong khu vực:

- Thứ nhất, hàng của Trung Quốc đang xâm nhập ngày càng nhanh và mạnh vào thị tr−ờng khu vực làm cho thị phần của hàng Nhật Bản tại các n−ớc này giảm sút. Thực tế, nhiều sản phẩm của Nhật Bản trên thị tr−ờng thế giới đã và đang bị hàng Trung Quốc lấn át, gây thiệt hại cho nhiều doanh nghiệp Nhật Bản. Điển hình nhất là sự phát triển mạnh mẽ của ngành sản xuất xe máy của Trung Quốc đã làm cho các hãng xe máy Nhật Bản phải cạnh tranh rất vất vả với xe máy Trung Quốc trên thị tr−ờng Inđônêxia. Trong khi đó, nhiều sản phẩm của Nhật nh− máy điều hòa của hãng Panasonic đã phải giảm giá xuống mức thấp ch−a từng có khi hàng Trung Quốc tràn vào thị tr−ờng Malaysia. Còn ở Việt Nam hiện nay, xe máy sản xuất ở Trung Quốc hoặc đ−ợc lắp ráp từ phụ tùng Trung Quốc đã chiếm tới 70% thị phần. Các mặt hàng nh− may mặc, giầy dép, điện thoại di động, tủ lạnh v.v. cũng đ−ợc nhập khẩu nhiều từ Trung Quốc. - Thứ hai, việc Trung Quốc trở thành thành viên chính thức của WTO không những tác động tiêu cực đến kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sang các n−ớc mà còn tác động mạnh đến kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của các n−ớc vào Nhật Bản do phải cạnh tranh với hàng hóa cùng chủng loại nh−ng có −u thế về giá của Trung Quốc. Thực tế cho thấy ng−ời tiêu dùng Nhật Bản gần đây −a chuộng hàng nhập khẩu của Trung Quốc hơn so với của các n−ớc Đông Nam á, vì vậy thị phần của các n−ớc ASEAN ở Nhật Bản có xu h−ớng giảm sút nh−ờng chỗ cho hàng có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong năm 2002, nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 6,2% nh−ng nhập khẩu từ hầu hết các n−ớc khác giảm đi, trong đó nhập khẩu từ Hoa Kỳ giảm 9,3%; từ EU: giảm 2,4%; từ Đông á: giảm 1,4%, từ ASEAN-4: giảm 5,4%...12

- Thứ ba, quan hệ th−ơng mại giữa hai n−ớc chắc chắn sẽ không tránh khỏi những tranh chấp. Nếu cả hai bên đều cố gắng bảo vệ lợi ích riêng của mình sẽ lại nảy sinh những tranh chấp th−ơng mại, thậm chí gay gắt, do quyền lợi và vị thế th−ơng mại của Trung Quốc đã đ−ợc mở rộng ngang bằng Nhật Bản.

- Thứ t−, cơ cấu hàng nhập khẩu của Nhật Bản từ Trung Quốc sẽ ngày càng chuyển dần sang các sản phẩm chế tạo thay vì các hàng nguyên nhiên liệu và nông sản sơ chế nh− tr−ớc đây, còn nhập khẩu từ Nhật Bản của Trung Quốc về cơ bản vẫn là các sản phẩm công nghiệp chế tạo, thiết bị máy móc và bán thành phẩm chiếm −u thế. Trong đó, nguồn cung cấp cũng nh− nhu cầu các mặt hàng này có sự góp mặt ngày càng tăng của các doanh nghiệp có vốn đầu t−

n−ớc ngoài.

12

Một phần của tài liệu Báo cáo: Khả năng và những giải pháp tổng thể để kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của việt nam đạt và vượt 50 tỷ USD vào năm 2010 ppt (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)