- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế
2. Tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang các thị tr−ờng khác
2.2.2. Nhóm hàng dệt may
Dệt may là mặt hàng xuất khẩu chính của cả Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc là n−ớc xuất khẩu đứng đầu vào ba thị tr−ờng chính là EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Do không phải nhập khẩu nhiều nguyên phụ liệu và chi phí nhân công rẻ nên giá thành thấp và mẫu mã thiết kế đẹp hơn nên hiện nay hàng Trung Quốc đang đ−ợc −a chuộng hơn trên thị tr−ờng thế giới. Theo báo cáo của Uỷ ban Th−ơng mại Quốc tế Hoa Kỳ (ITC)về khả năng cạnh tranh của một số n−ớc xuất khẩu hàng dệt may tại thị tr−ờng Hoa Kỳ, Trung Quốc sẽ đ−ợc lựa chọn là nguồn cung ứng số một của hầu hết các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ bởi vì n−ớc này có khả năng sản xuất hầu nh− tất cả các loại sản phẩm dệt may ở mọi cấp độ chất l−ợng với giá cạnh tranh. Theo các chuyên gia, sau khi hạn ngạch dệt may bị xoá bỏ hoàn toàn, xuất khẩu dệt may của Trung Quốc sẽ tăng mạnh. Dự kiến, 10 năm tới họ có thể chiếm tới 50% thị phần xuất khẩu dệt may thế giới. Tuy nhiên, mức độ tăng tr−ởng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc sau khi ATC hết hiệu lực sẽ bị hạn chế một phần do Hoa Kỳ, EU và các n−ớc nhập khẩu khác đ−ợc phép sử dụng các điều khoản tự vệ trong lĩnh vực dệt may đ−ợc qui định tại nghị định th− gia nhập Tổ chức Th−ơng mại Thế giới (WTO) của Trung Quốc.
Chế độ th−ơng mại đối với hàng dệt may của Việt Nam và Trung Quốc tại ba thị tr−ờng trên nh− sau:
Thị tr−ờng Nhật Bản: Nhật Bản không áp dụng chế độ hạn ngạch đối với
hàng dệt may. Hàng may mặc của Việt Nam và Trung Quốc đều đ−ợc h−ởng thuế suất MFN.
Thị tr−ờng EU: Tr−ớc 2005, hàng dệt may của hai n−ớc đều h−ởng thuế suất MFN và chịu hạn ngạch. Từ năm 2005, EU sẽ phải bãi bỏ hạn ngạch đối với hàng dệt may của các n−ớc thành viên WTO. Tuy nhiên, EU cũng đã chấp thuận bãi bỏ hạn ngạch cho hàng dệt may của Việt Nam. Đồng thời, EU sẽ áp
dụng biện pháp kiểm soát mức tăng tr−ởng xuất khẩu một số mặt hàng dệt may của Trung Quốc tới hết năm 2007.
Thị tr−ờng Hoa Kỳ: Tr−ớc 2005, hàng dệt may của hai n−ớc đều h−ởng thuế suất MFN và chịu hạn ngạch. Ngoài hàng rào thuế quan, Hoa Kỳ đang duy trì các rào cản phi thuế sau đối với hàng dệt may: chế độ thị thực và giấy phép (đối với các n−ớc chịu hạn ngạch), các thủ tục hải quan bắt buộc, định giá hải quan, yêu cầu về xuất xứ, chế độ hạn ngạch, các phụ phí ngoài thuế quan, các yêu cầu về nhãn mác và chất l−ợng sản phẩm.
Tr−ớc đây, chế độ th−ơng mại của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam và Trung Quốc t−ơng đồng nhau: hạn ngạch và thuế suất MFN. Tuy nhiên, chế độ MFN đối với Việt Nam vẫn phải rà soát lại hàng năm khi Việt Nam ch−a phải là thành viên WTO.
Hoa Kỳ áp dụng hạn ngạch cho hàng dệt, may xuất khẩu của Việt Nam từ ngày 1/5/2003 với mức hạn ngạch cho năm 2003 là 1,7 tỷ và đ−ợc áp dụng cho 38 mã hàng. Hạn ngạch cho các sản phẩm sợi bông và nhân tạo đ−ợc cam kết tăng 7%/năm và hạn ngạch cho các sản phẩm sợi len tăng 2%/năm. Hàng dệt may Trung Quốc cũng bị Hoa Kỳ áp đặt hạn ngạch. Năm 2001 chỉ có 13,5% hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào Hoa Kỳ không chịu hạn ngạch. Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2002, Hoa Kỳ thực hiện bỏ hạn ngạch cho một số Cat. theo giai đoạn hội nhập thứ ba của ATC. Trung Quốc là một thành viên của WTO và cũng đ−ợc h−ởng sự bãi bỏ hạn ngạch này.
Từ 1/1/2005, hạn ngạch hàng dệt may đ−ợc xoá bỏ hoàn toàn đối với những n−ớc thành viên WTO, trong đó có Trung Quốc. Nh−ng theo Hiệp định th−ơng mại Hoa Kỳ - Trung Quốc, trong vòng 12 năm sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Hoa Kỳ có thể áp dụng các biện pháp tự vệ đặc biệt cho sản phẩm nếu có sự tăng đột biến hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào thị tr−ờng này và gây tổn th−ơng đến ngành dệt may nội địa của Hoa Kỳ. Những tiêu chuẩn của Hiệp định này tự do hơn so với các quy định trong Hiệp định về cơ chế tự vệ (SMA) của WTO. Hiệp định này đ−ợc áp dụng cho tất cả các loại hàng hoá cả hàng nông nghiệp và công nghiệp, trong đó có hàng dệt may. Theo số liệu của ngành dệt may Trung Quốc thì Hiệp định này sẽ hạn chế nhiều sự xuất khẩu hàng dệt, may Trung Quốc. Thứ nhất, tăng tr−ởng xuất khẩu hàng dệt may Trung Quốc sẽ không đ−ợc v−ợt quá mức 6-7,5% cho đến 31/12/2008. Thứ hai, theo các nguyên tắc của WTO, Hiệp định song ph−ơng này sẽ đ−ợc áp dụng trên cơ sở MFN với tất cả các n−ớc thành viên của WTO. Nh− vậy, mặc dù đối với những mặt hàng dệt may Trung Quốc đ−ợc bỏ hạn ngạch, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ khó khăn hơn khi phải cạnh tranh với hàng xuất khẩu của Trung Quốc nh−ng xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ cũng không thể tăng quá mức cam kết.
Thị tr−ờng ASEAN không phải là thị tr−ờng xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Trung Quốc cũng nh− Việt Nam mà là thị tr−ờng cạnh tranh với những
mặt hàng xuất khẩu t−ơng đồng. Để đối phó với áp lực cạnh tranh mạnh mẽ của hàng dệt may Trung Quốc, Việt Nam và các n−ớc trong khu vực ASEAN có thể tăng c−ờng hợp tác khu vực, tận dụng lợi thế của mỗi n−ớc, phân công sản xuất theo ngành dọc để tạo nên sức mạnh cạnh tranh mới.