- Vị trí của Trung Quốc trong đàm phán và giải quyết tranh chấp trong th−ơng mại quốc tế
3. Đánh giá tổng quát tác động của việc trung quốc gia nhập WTO tới xuất khẩu của Việt Nam
3.1. Các tác động tích cực
Việc Trung Quốc thực hiện những cam kết về dỡ bỏ hàng rào thuế quan, phi thuế quan và thả nổi hơn đồng NDT khi là thành viên WTO tạo thuận lợi tiếp cận nhiều hơn cho hàng hoá của các n−ớc vào thị tr−ờng Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Trung Quốc trong những năm qua đã kích thích nhu cầu nhập khẩu các nông sản nguyên liệu và tài nguyên. Việc mở rộng xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động của Trung Quốc cũng dẫn đến những tăng tr−ởng ổn định trong nhập khẩu các sản phẩm trung gian và nguyên liệu thô. Việt Nam có khả năng tăng c−òng xuất khẩu nguyên liệu cho thị tr−ờng Trung Quốc và nhập khẩu thành phẩm từ n−ớc này.
Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất sang các ngành có lợi thế hơn cũng nh−
chính sách cắt giảm dần những biện pháp bảo hộ sản xuất sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu một số hàng hoá mà Trung Quốc kém lợi thế. Thuế suất đối với đa số các mặt hàng của Trung Quốc giảm đáng kể. Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để xuất khẩu sang thị tr−ờng này. Nh− vậy, Việt Nam có khả năng tăng xuất khẩu ngũ cốc, cà phê, cao su và một số loại giày dép.
Nhìn chung, gia nhập WTO, Trung Quốc sẽ tăng nhập khẩu nhiều loại hàng hoá và điều này sẽ có lợi cho nhiều n−ớc Đông Nam á, trong đó có Việt Nam. Về tổng quan, cho đến nay, Việt Nam luôn nhập siêu từ Trung Quốc nh−ng cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai n−ớc có nhiều tính bổ sung cho nhau. Việt Nam có một số mặt hàng nguyên liệu công nghiệp và hàng nông, lâm, thủy sản, rau quả nhiệt đới có thế mạnh nhất định đối với thị tr−ờng Trung Quốc trong khi Việt Nam th−ờng nhập siêu từ Trung Quốc chủ yếu các loại hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất trong n−ớc. Tính bổ sung này sẽ không thay đổi nhiều trong những năm tới do tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO. Trung Quốc áp dụng chế độ th−ơng mại mở hơn đặc biệt với hàng nông, lâm, thuỷ sản sẽ tạo cơ hội để Việt Nam tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này.
Tự do hoá đầu t− tại Trung Quốc sẽ giúp cho các công ty đa quốc gia tự phân bổ một cách hợp lý quá trình đầu t− sản xuất tại khu vực Đông á. Việc xoá bỏ yêu cầu tỷ lệ nội địa theo các cam kết trong Hiệp định về các biện pháp đầu t− liên quan đến th−ơng mại (TRIMS) cũng sẽ giúp cho các công ty n−ớc ngoài phân bố lại các công đoạn của sản xuất giữa Trung Quốc và các n−ớc trong khu vực. Trong một số lĩnh vực, các n−ớc lân cận, trong đó có Việt Nam sẽ nhận đ−ợc FDI để sản xuất những mặt hàng mang tính bổ sung cho ngành kinh tế của Trung Quốc. Ngoài ra, một bộ phận nhà đầu t− Trung Quốc và nhà đầu t− n−ớc ngoài kinh doanh ở Trung Quốc sẽ gặp khó khăn bởi không thích ứng đ−ợc trong cuộc cạnh tranh mới, sẽ chuyển luồng vốn này vào Việt Nam, một thị tr−ờng cơ bản giống nh− Trung Quốc những năm tr−ớc đây mà họ đã quen thuộc. Đây sẽ là những nguồn chính để sản xuất xuất khẩu lại thị tr−ờng Trung Quốc.
Thị tr−ờng nội địa với 13 tỷ dân và mức thu nhập đang tiếp tục tăng của Trung Quốc là thị tr−ờng tiêu thụ có sức hấp dẫn lớn đối với nhiều n−ớc. Đây cũng là yếu tố khuyến khích nhiều nhà đầu t− phát triển các cơ sở sản xuất ở các n−ớc lân cận Trung Quốc, trong đó có Việt Nam, dể xuất khẩu sang thị tr−ờng này.
Sự tăng tr−ởng xuất khẩu mạnh mẽ của Trung Quốc sang các thị tr−ờng khác trong thời gian qua đã tạo ra nhiều phản ứng từ các đối tác th−ơng mại lớn nh− Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...Các n−ớc này đã tìm biện pháp đối phó với hàng xuất khẩu của Trung Quốc nh− các biện pháp tự vệ để bảo vệ nền sản xuất trong n−ớc và giảm thâm hụt th−ơng mại, tìm các nguồn cung cấp từ n−ớc khác để giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ Trung Quốc...Đây là cơ hội để Việt Nam có thể tăng c−ờng xuất khẩu sang các thị tr−ờng này.