Nângcao nănglực chuyên môn hóa của cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNN tỉnh Hà Tây (Trang 54 - 55)

Để có một khoản tín dụng có chất lượng thì yếu tố con người là rất quan trọng. Bởi vì “ con người là vốn quy nhất”. Nếu có hàng ngàn, hàng vạn những quy định nhưng thiếu yếu tố con người – cán bộ tín dụng thẳng thắn, trung thực, liêm khiết, có tâm đức...Thì việc quản lý sẽ được như ý muốn. Do đó cán bộ tín dụng phải là người am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu sắc thực lực tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng kể cả hiện tại cũng như sau này xác định tiềm năng phát triển và dự báo được những biến động trong tương lai. Ngoài ra sự tác động của các chính sách kinh tế của chính phủ hay ảnh hưởng của các biến động thị trường đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp là vô cùng phức tạp nên cán bộ tín dụng còn phải có vốn hiểu biết nhất định về thị trường và lĩnh vực chuyên môn mà khách hàng của mình đang tiến hành sản xuất kinh doanh.

Tất cả những yêu cầu đối với cán bộ tín dụng dường như là quá nhiều, một cán bộ tín dụng dù giỏi đến đâu cũng không thể có những hiểu biết sâu sắc về mọi lĩnh vực kinh tế. Chính vì vậy cần có sự chuyên môn hóa trong cán bộ tín dụng.

ngân hàng thực hiện chuyên môn hóa với từng cán bộ tín dụng bằng cách chia khách hàng theo từng nhóm có đặc điểm riêng rõ nhất và chia theo ngành. Trên cơ sở đó, căn cứ vào năng lực sở trường và kinh nghiệm của từng nhóm cán bộ tín dụng để phân công thực hiện cho vay đối với một loại khách hàng nhất định. Để tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng có thể hiểu biết khách hàng một cách sâu sắc, việc thay đổi cán bộ phụ trách cho vay vốn khách hàng trong quá trình sắp xếp phân công lại nhân viên cũng cần phải hạn chế.

Việc chuyên môn hóa như vậy sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng dễ dàng giám sát, sát cánh cùng khách hàng trong vấn đề quản lý vốn. Bên cạnh việc thực hiện chuyên môn hóa, ngân hàng phải không ngừng nâng cao kiến thức cho cán bộ tín dụng. Ngân hàng nên định kỳ mở các lớp huấn luyện bồi dưỡng cán bộ về thị trường, công nghệ để giúp cán bộ tín dụng vững vàng, tự tin hơn trong công việc của mình. Tuy nhiên các cán bộ sau khi được cử đi học phải chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể tránh bệnh hình thức, ngân hàng bỏ tiền cho đi học nhưng không đóng góp gì cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng góp phần phát triển kinh tế hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNN tỉnh Hà Tây (Trang 54 - 55)