và phát triển nông thôn Hà Tây trong thời gian qua.
* Hoạt động huy động vốn.
Huy động vốn – hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của ngân hàng. Trên cơ sở ngân hàng xác định rõ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt và có ý nghĩa quyết định để mở rộng kinh doanh và hoàn thành kế hoạch, trong các năm qua qua các cấp ngân hàng thường xuyên tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp thiết thực để tăng trưởng nguồn vốn. Kết quả là tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng trưởng qua các năm. kết quả đó được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Tổng nguồn vốn 276.499 377.329 531.112
Cơ cấu phân theo loại tiền huy động
VND 240.096 330.342 480.722
Ngoại tệ quy đổi 36.403 46.987 50.390
Cơ cấu phân theo tính chất nguồn vốn huy động
Tiền gửi dân cư 208.735 321.851 421.340
Tiền gửi TCKT -
XH 67.764 55.478 109.772
( Nguồn: Báo cáo kết qủa hoạt động kinh doanh chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây năm 2005, 2006, 2007).
Dựa vào bảng ta thẩy trong ba năm qua họat động huy động vốn của chi nhánh tăng trưởng khá. Năm 2005, tổng nguồn vốn của toàn chi nhánh đạt 276.499 triệu đồng. Năm 2006, tổng nguồn vốn huy động là 377.329 triệu đồng, tăng 100.893 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng là 36.47%. Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động đạt 531.112 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 153.783 triệu đồng. Như vây tốc độ tăng trưởng đã cao hơn so với tốc độ tăng trưởng những năm trước đó.
Trong tổng nguồn vốn huy động được trong những năm qua, huy động VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn thường chiếm khoảng 80% - 85%. Huy động vốn bằng VND và USD đều tăng qua ba năm.
Nếu phân chia theo nguồn gốc huy động thì tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn huy động chiếm 79.33% năm 2007. Có được kết quả như trên là do các cấp ngân hàng thường xuyên tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nhiều giải pháp thiết thực để tăng trưởng nguồn vốn. Ngân hàng đã chú trọng đến công tác maketing nhằm thu hút khách hàng tham gia gửi tiền.
Nếu phân theo thời hạn huy động thì tiền gửi có kỳ hạn trên một năm luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động. Điều này được thể hiện ở bảng 2.2:
Bảng 2.2: Cơ cấu phân theo thời hạn huy động
Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Tỷ trọng(%) Năm 2006 Tỷ trọng(%) Năm 2007 Tỷ trọng(%) Tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng 95.920 37,7 88.930 23,57 138.181 16,62 Tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng 180.57 9 65,3 288.399 76,43 392.931 83,38 Tổng cộng 276.499 377.429 531.112
( Nguồn: Báo cáo tổng kết kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây năm 2005, 2006, 2007).
Ngân hàng thường xuyên nắm bắt tâm lý khách hàng để đưa ra nhiều sản phẩm hấp dẫn. Đặc biệt trong năm 2007 ngân hàng đã thực hiện được tốt các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng bằng vàng, đưa ra những sản phẩm mới như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gởi góp, tiết kiệm quy số dự thưởng…Đồng thời ngân hàng cũng thường xuyên nghiên cứu lãi xuất của các tổ chức tín dụng để có chính sách lãi xuất phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường vốn. Ngân hàng cũng làm tốt công tác tuyên truyền sản phẩm, lãi xuất, dịch vụ mới và quảng bá thương hiệu nên đã thu hút nhiều khách hàng mới đến với ngân hàng.
* Hoạt động cho vay.
hoạt động chính của ngân hàng thương mại là huy động vốn để sử dụng nhằm thu được lợi nhuận. Việc sử dụng vốn chính là quá trình tạo lên các
khoản tài sản khác nhau của ngân hàng, trong đó cho vay là khoản mục tài sản lớn và quan trọng nhất. Trong những năm qua chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây đã mở rộng đầu tư đi đôi với nângcao chất lượng tín dụng. Các cấp ngân hàng thực hiện việc lựa chọn thị trường, lựa chọn khách hàng, lấy thị trường nông nghiệp nông thôn là chính đẩy mạnh đầu tư vào các hộ sản xuất. Kết quả là trong năm 2007, dư nợ hộ sản xuất là 455.871 triệu đồng chiếm 79,9% tổng dư nợ. Mặt khác ngân hàng cũng chú trọng đầu tư vào doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hợp tác xã. Kết quả bảng 3 cho thấy tình hình cho vay qua các năm 2005, 2006, 2007 như sau:
Bảng 2.3: Tình hình cho vay qua các năm 2005, 2006, 2007 tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây.
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Gia tăng(%) Năm 2006 Gia tăng(%) Năm 2007 Gia tăng(%) Doanh số cho vay 524.204 56,94 717.137 77,89 920.597 1 Doanh số thu nợ 463.959 59,46 610.239 78,21 780.183 1 Dư nợ 323.000 56,63 429.898 75,37 570.312 1
( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây năm 2005,2006, 2007).
- Về doanh số cho vay: Qua bảng 3 ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2005, doanh số cho vay đạt 524.204 triệu, năm 2006 doanh số cho vay là 717.137 triệu, tăng so với năm 2005 là 192.933 triêu. Đến năm 2007 doanh số cho vay đạt 920.597 triêu đồng tăng 203.460 triệu đồng so với năm 2006. Như vậy tốc độ tăng đã tăng
hơn so với năm trước đó. Năm 2005 tăng 56,94% đến năm 2006 đó tăng lên 77,89%, doanh số cho vay tăng trưởng qua các năm.
- Về doanh số thu nợ: Do mục tiêu của hoạt động tín dụng là an toàn vốn và có lợi nhuận, do vậy phải đảm bảo thu được gốc và lãi. Trong thời gian qua công tác thu nợ luôn được chi nhánh quan tâm một cách đúng mức, doanh số thu nợ tăng lên tương ứng với doanh số cho vay. Cụ thể, năm 2005 doanh số thu nợ là 463.959 triệu đồng đến năm 2006 doanh số thu nợ là 610.239 triệu đồng, tăng so với năm 2005 là 146.280 triệu đồng. Năm 2007 doanh số thu nợ là 780.183 triệu đồng tăng 169.944 triệu đồng.
- Về dư nợ: dư nợ là thước đo tầm vóc của một ngân hàng nên bất kỳ ngân hàng thương mại nào cũng chú trọng tăng trưởng dư nợ. Do xác định khách hàng phục vụ chính là các hộ sản xuất, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Hà Tây luon phấn đấu tăng dư nợ cho vay hộ sản xuất. Đến cuối năm 2007 dư nợ cho vay hộ sản xuất đạt 570.312 triệu đồng. Dư nợ cao cho thấy ngân hàng có nhiều khách hàng tín nghiệm đến vay vón đồng thời nợ quá hạn của ngân hàng thấp cho thấy ngân hàng kinh doanh có hiệu quả và tốc độ tăng trưởng tốt Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây luôn xác định mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề hết sức cần thiết trong kinh doanh do đó chi nhánh đã đưa ra các biện pháp chỉ đạo thực hiện đầu tư tín dụng có hiệu quả, tiến hành khảo xát thị trường tìm kiếm khách hàng, đề ra định hướng cho vay phù hợp với sự phát triển của từng vùng, từng đối tượng vay. Trên cơ sở đó giúp cho hoạt động tín dụng đi đúng hướng và đem lại hiệu quả. Kết quả đó được thể hiện ở bảng 2.4 như sau:
Bảng2.4: Tình hình dư nợ qua các năm 2005, 2006, 2007 tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây.
Đơn vị: Triệu đồng
Tổng dư nợ 323.000 429.898 570.312 Phân theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh 63.020 87.486 114.441
Hộ sản xuất 259.980 342.412 455.871
Phân theo thời gian
Ngắn hạn 273.813 371.065 499.250
Trung va dài hạn 49.187 58.833 71.062
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây năm 2005, 2006, 2007).
Dựa vào bảng 4 ta thấy tổng dư nợ qua ba năm đều tăng. Năm 2005 tổng dư nợ là 323.000 triêu đồng thì năm 2006 tổng dư nợ là 429.898 triệu đồng, tăng 106.898 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 tổng dư nợ đạt 570.312 triệu đồng tăng so với năm 2006 là 140.414 triệu đồng.
Nếu phân theo thành phần kinh tế thì dư nợ hộ sản xuất luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, nếu phân theo thời gian cho vay dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ trung và dài hạn.