nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây.
Thứ nhất, bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương, ngân hàng chủ động kịp thời nắm bắt nhu cầu đầu tư, dự án đầu tư, đối tượng đầu tư ở từng vùng, từng xã để thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.
Tiếp tục mở rộng đầu tư vào các thành phần kinh tế trên cơ sở phân loại thị trường, lựa chon khách hàng để đầu tư có hiệu quả. Toàn tỉnh xác định đầu tư vào thị trường doanh nghiệp, nông thôn là nhiệm vụ chính, đáp ứng đủ vốn cho kinh tế hộ phát triển, tiếp tục mở rộng màng lưới cho vay tín dụng qua tổ nhóm vừa phát triển thị phần, mở rộng khách hàng vừa giảm quá tải cho cán bộ tín dụng. Mặt khác coi trọng đầu tư vào các dự án vừa và nhỏ doanh nghiệp, kinh tế trang trại, hộ tư nhân cá thể, thực hiện tốt cơ chế đảm bảo tiền vay.
Thứ hai: Gắn tín dụng với đầu tư phát triển nông thôn qua quá trình liên kết các thành phần kinh tế, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khép kín đầu tư từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu. Cụ thể là:
+ Tập trung vốn tín dụng cho sản xuất, mua giống lúa mới có năng suất và chất lượng cao, xây dựng các công trình thủy lợi nội đồng, mua phân bón, hóa chất, thiết bị công tác.
+ Tiếp tục cho vay phát triển chăn nuôi theo chương trình dự án nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.
+ Đầu tư khôi phục hiệu quả ngành nghề truyền thống, mạnh dạn phát triển những ngành nghề mới nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.
+ Nghiên cứu đầu tư phát triển mô hình kinh tế trang trại nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. lao động, đất đai.
Thứ ba: Giảm thấp nợ quá hạn và nợ có vấn đề theo phương trâm” an toàn để phát triển, phát triển để an toàn”. Mục tiêu là tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm là dưới 1%.