hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tây.
Để đảm bảo chất lượng tín dụng phần lớn cán bộ tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp Hà Tây đã thực hiện các quy trình sau:
Quy trình tín dụng được bắt đầu từ khi cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ khách hàng và kết thúc khi kế toán viên tất toán thánh lý hợp đồng tín dụng. Hiện nay quy trình tín dụng đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo & PTNT Hà Tây là quy trình áp dụng chung cho mọi đối tượng khách hàng mà không có văn bản nào quy định riêng cho vay đối với hộ sản xuất. quy trình cho vay đối với hộ sản xuất được tiến hành theo 6 bước:
Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng.
Lập hồ sơ tín dụng là khâu căn bản đầu tiên của quy trình tín dụng, nó được thực hiện ngay sau khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng có nhu cầu vay vốn. Lập hồ sơ tín dụng là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, đặc biệt là khâu phân tích và ra quyết định cho vay.
Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau. Nhìn chung, một hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thu thập từ khách hàng những thông tin sau:
- Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của khách hàng. - Thông tin về khả năng sử dụng và hoàn trả vốn của khách hàng. - Thông tin về bảo đảm tín dụng.
Bước 2: Phân tích tín dụng
Phân tích tín dụng là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Mục tiêu của phân tích tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho ngân hàng và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác, phân tích tín dụng còn quan tâm đến việc kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận định về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay.
Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng
Quyết định tín dụng là quyết định cho vay hoặc từ chối đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Đây là khâu cực kỳ quan trọng trong quy trình tín dụng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các khâu sau và ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng. Có hai loại sai lầm cơ bản thường xảy ra trong khâu này:
- Quyết định chấp thuận cho vay đối với một khách hàng không tốt. - Từ chối cho vay đối với một khách hàng tốt.
Cả hai loại sai lầm này đều đẫn đến thiệt hại đáng kể cho ngân hàng. Loại sai lầm thứ nhất dễ dẫn đến thiệt hại do nợ quá hạn hoặc nợ không thể thu hồi. Loại sai lầm thứ hai dễ dẫn đến thiệt hại về uy tín và mất cơ hội cho vay.
Nhằm hạn chế sai lầm, trong bước quyết định tín dụng ngân hàng thường chú trọng hai vấn đề: Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở ra quyết định, trao quyền quyết định cho một hội đồng tín dụng hoặc những ngưới có năng lực phân tích và phán quyết.
Bước 4: Giải ngân
Giải ngân là khâu tiếp theo sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng.
Bước 5: Giám sát tín dụng
- Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. - Phân tích các báo cáo tài chính của khách hàng theo định kỳ. - Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ.
- Viếng thăm và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của khách hàng đứng tên vay vốn.
- Kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay.
- Giám sát hoạt động khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Đây là bước kết thúc của quy trình tín dụng, bước này có các việc quan trọng cần xử lý: Thu nợ cả gốc và lãi, tái xét hợp đồng tín dụng, thanh lý hợp đồng tín dụng