II. Thực trạng nguồn nhân lực và công tác quản lý nguồn nhân lực tạ
3. Một số chiến lược sản xuất kinh doanh
3.1. Chiến lược củng cố phát triển khách hàng.
- Xây dựng một chính sách nhất quán trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chăm sóc khác hàng, xây dựng các mối quan hệ với khách hàng tiềm năng. Phương châm lấy chữ “tín” làm đầu.
- Xây dựng các kế hoạch tiếp thị nhằm mở rộng thị trường và đáp ứng nhu cầu cho nhiều đối tượng.
- Giữ vững và củng cố đồng thời phát triển các mối quan hệ với nhiều nhà sản xuất.
- Xây dựng môi trường văn hoá văn minh mang đậm nét đặc thù riêng. - Mở rộng thị trường và mở rộng quan hệ với nhiều thành phần kinh tế trong và ngoài nước. Tăng cường hợp tác, liên doanh liên kết trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ và đầu tư với mục tiêu trước mắt là tăng doanh thu và tăng hiệu quả kinh doanh, sản xuất. Về lâu dài đó là sự phát triển bền vững của Công ty.
3.2. Chiến lược mở rộng thị trường, mặt hàng, ngành nghề mới.
- Mở rộng thị trường ra toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, nhưng có sự ưu tiên những thị trường có tiềm năng tiêu thụ sản phẩm như: Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… Đồng thời phát triển cả thị trường nông thôn và vùng sâu, vùng xa.
- Mở rộng thị trường ra ngoài nước để tăng cường công tác xuất, nhập khẩu. Đặc biệt là thị trường các nước: Trung Quốc, EU, Châu Mỹ, Đông Nam A…
+ Về ngành nghề và mặt hàng kinh doanh.
- Duy trì và phát triển kinh doanh các mặt hàng truyền thống như: Máy móc thiết bị lẻ, thiết bị đồng bộ, gia công, chế biến, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất và một số mặt hàng công nghiệp tiêu dùng.
- Đặc biệt chú trọng đến các mặt hàng xuất khẩu như nông sản, hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ…
- Tăng cường liên doanh liên kết để sản xuất gia công các mặt hàng chiếm ưu thế trong nội địa. Đồng thời đẩy mạnh kinh doanh xuất nhập khẩu, uỷ thác, đại lý, cho thuê bất động sản, tư vấn…
- Đầu tư xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng và văn phòng cho thuê.
3.3. Chiến lược marketing.
- Thu hút thêm khách hàng mới và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
- Mở rộng quan hệ với những bạn hàng ở nhiều lĩnh vực trong và ngoài nước.
- Tổ chức nghiên cứu thị trường.
- Xây dựng chiến lược marketing quảng cáo, đẩy mạnh quảng cáo, khuyến mại…
- Tổ chức bán hàng…
3.4. Chiến lược về vốn tài chính.
- Tính toán phân bổ các nguồn vốn sao cho hợp lý. - Nâng cao vòng quay vốn.
thanh toán.
- Sau khi chuyển sang công ty cổ phần, công ty sẽ có nhiều điều kiện hơn trong việc huy động vốn từ các cổ đông cũng như bên ngoài.
- Phát triển kinh doanh tài chính, tham gia thị trường chứng khoán mang lại lợi nhuận cho công ty.
3.5.Phát triển nguồn nhân lực.
+ Xây dựng các chính sách đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ công nhân viên để thu hút nhiều lao động giỏi về công ty.
+ Xây dựng các kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trẻ, năng động và nhiệt tình để kế thừa và tiếp thu những người đi trước.
+ Xây dựng các kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý cũng như các nhân viên của công ty để nâng cao để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Áp dụng hình thức thi tuyển để chọn ra những người lao động có năng lực, có đủ các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đặt ra.
+ Định biên lại nhân sự khối văn phòng theo phương thức gọn nhẹ sao cho vẫn đáp ứng được yêu cầu đặt ra mà lại phù hợp với khả năng của người lao động.
+ Xây dựng chế độ tiền lương của công ty cổ phần để làm đòn bẩy kinh tế để tăng năng suất và hiệu quả công việc.
+ Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các phòng ban, cửa hàng, kho, trung tâm thương mại để có sự phối hợp nhịp nhàng trong công việc.
+ Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên thông qua việc chuyển đổi hình thức hoạt động của công ty từ một công ty nhà nước sang công ty cổ phần nhằm phát huy tinh thần làm chủ của người lao động.
+ Cơ cấu tổ chức quản lý công ty.
Cơ cấu tổ chức khi chuyển sang công ty cổ phần sẽ là:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG Tổ chức hành chính tổng hợp PHÒNG Tài chính kế toán PHÒNG Xuất khẩu vầ đầu tư PHÒNG Kinh doanh CÁC TRUNG TÂM, Cửa hàng kinh doanh Chi nhánh, văn phòng đại diện KHO Đông Anh
(Nguồn:TLTK 16 - tr24 - Phòng tổ chức hành chính)
Diễn giải sơ đồ:
+ Đại hội đồng cổ đông là cơ cơ quan quyết định cao nhất của công ty. + Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của công ty.
+ Tổng giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh doanh của công ty.
+ Ban kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp và hợp lý trong quản lý điều hành các hợp đồng sản xuất kinh doanh của hội đồng quản trị và giám đốc công ty.
+ Các phòng, trung tâm, chi nhánh, kho chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc.
3.6. Kế hoạch đầu tư giai đoạn 2006 – 2010.
Đầu tư, cải tạo và nâng cấp khu văn phòng công ty tại km9 Đường Nguyễn trãi - Thanh Xuân - Hà Nội và kho Phú Lãm, để phát triển mạnh việc
cho công ty.