Với: KS là chi phí cổ phiếu thường P0 là giá trị hiện tại của cổ phiếu
D1 là cổ tức mong đợi được trả vào cuối năm thứ 1 F là chi phí phát hành tính trên 1 cổ phiếu
Theo dõi biến động giá cổ phiếu trong thời gian qua ta thấy, năm 2006 được coi là năm thịnh vượng của Công ty với mức giá cao nhất là 34,17 nghìn đồng/cổ phiếu; mức giá thấp nhất là 32,83 nghìn đồng, mức giá trung bình
trong năm 2006 là 33,5 nghìn đồng.
Đồ thị 2.1. Mức biến động giá của cổ phiểu ICON4
Bước sang năm 2007, theo tình hình chung của thị trường chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu của Công ty cũng có những sụt giảm nhất định, lúc này mức giá cao nhất là 28,56 nghìn đồng, mức giá thấp nhất là 27,44 nghìn đồng và mức giá trung bình là 28 nghìn đồng. So với năm 2006 giá cổ phiếu của Công ty sụt giảm đáng kể, nhưng điều này cũng phản ánh đúng một thực tế là sau thời kỳ tăng trưởng nóng, giá cổ phiếu của Công ty đã vượt qua giá trị thực của nó thì đến năm 2007 đã trở về gần giá trị thực hơn. Căn cứ vào các thông tin trên, tác giả đã tính toán chi phí cổ phiếu thường theo bảng 2.9.
Bảng 2.9: Chi phí vốn chủ sở hữu sau cổ phần hoá
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Lợi nhuận không chia và các quĩ 0 7994,07 4804,85
Lợi tức cổ phiếu chia hàng năm (%) 10,00 10,00 10,00
Chi phí cổ phiếu thường (%) 10,93 2,986 3,571
Chi phí lợi nhuận không chia và các quĩ (%) 10,93 2,986 3,571
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán
Như vậy so với chi phí nợ vay và chi phí vốn chủ sở hữu trước cổ phần hoá thì chi phí cổ phiếu thường khá thấp, nguyên nhân chủ yếu do lợi tức cổ phiếu chia hàng năm của Công ty thấp so các loại chi phí vốn khác.
Phương pháp luồng tiền chiết khấu cũng được áp dụng để tính toán chi phí lợi nhuận không chia và các quĩ. Tác giả đã tính toán được chi phí lợi nhuận không chia và các quĩ như bảng 2.9.
Tóm lại: Chi phí vốn chủ sở hữu của Công ty sau cổ phần hoá là khá thấp.
* Chi phí vốn trung bình (WACC)
Căn cứ vào các kết quả tính toán trên ta có bảng 2.10
Bảng 2.10: Chi phí vốn bình quân (WACC)
Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007
WACC (%) 2,75 2,80 2,47 2,44 2,55
ROA (%) 0,5 0,5 0,3 0,8 1,0
Nguồn: Theo tính toán của tác giả
Chi phí vốn bình quân được tính bằng tỷ trọng của nợ vay nhân với chi phí nợ sau thuế cộng với tỷ trọng của vốn chủ sở hữu nhân với chi phí vốn chủ sở hưu. Theo Bảng 2.10, chi phí vốn bình quân của Công ty chỉ khoảng từ 2,44% đến 2,80%. Như vậy là rất thấp so với chi phí vốn tính theo nguyên tắc thị trường. Điều này chủ yếu là do hệ số nợ của Công ty là khá cao chiếm hơn 90%, trong đó nợ phải trả chi phí chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 1/3 trong tổng nợ phải trả. Hơn nữa chi phí nợ lại chính là chi phí lãi vay, được điều chỉnh bởi thuế thu nhập doanh nghiệp, nên chi phí thực sự Công ty phải trả là chi phí lãi vay sau thuế.
Chi phí vốn bình quân cho biết để có được 100 đồng vốn kinh doanh, các doanh nghiệp phải trả trung bình là bao nhiêu đồng chi phí, nó là cơ sở để cho các doanh nghiệp đưa ra các quyết định đầu tư. Ví dụ một dự án có chi phí vốn bình quân là 12% thì tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của dự án đó tối thiểu phải là 12%, nếu thấp hơn 12% dự án đã bị lỗ, quyết định của doanh nghiệp là không nên đầu tư, và nếu cao hơn 12% dự án doanh nghiệp có thể đầu tư, việc có nên thực sự đầu tư hay không lại phụ thuộc vào độ chênh lệch giữa ROA và chi phí vốn bình quân, nếu độ chệnh lệch càng cao thì dự án càng có hiệu quả. Khi đó doanh nghiệp nên đầu tư. Ngược lại độ chênh lệch này không đáng kể doanh nghiệp có thể xem xét lại quyết định đầu tư của mình.
Theo kết quả tính toán tại bảng 2.10, ta thấy, ROA của Công ty rất thấp, năm cao nhất mới đạt 1,0% năm 2007, năm thấp nhất chỉ đạt được 0,3%. So sánh với WACC: mặc dù WACC là rất thấp nhưng ROA của Công ty còn thấp hơn rất nhiều, thậm chí có năm ROA còn chưa bằng 1/3 WACC. Điều này cho thấy các quyết định đầu tư của doanh nghiệp là không có hiệu quả, tỷ suất sinh lời trên một đồng vốn thấp hơn cả chi phí bỏ ra để có đồng vốn đó. Từ đồ thị 2.3. ta thấy đường ROA nằm ở dưới cùng, đường WACC nằm trên đường ROA.