Các hệ số phản ánh thực trạng cơ cấu vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu vốn của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (Trang 50 - 58)

Mở rộng quy mô vốn là điều kiện quan trọng quyết định đến khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh, cũng như tạo dựng chỗ đứng vững chắc, uy

tín trên thị trường. Ý thức được điều đó Ban lãnh đạo Công ty đã không ngừng tìm kiếm các nguồn vốn nhằm bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh của Công ty, đặc biệt là nguồn vốn tự có của Công ty từ phần lợi nhuận không chia.

Bảng 2.1: Chỉ sổ phát triển nguồn vốn của Công ty

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

Chỉ số phát triển nguồn vốn 104,0 125,6 106,8 109,4 109,7

Chỉ số phát triển vốn CSH 104,1 185,5 58,4 117,8 115,5

Chỉ số phát triển nợ phải trả 104.0 119,8 114,2 108,8 109,2

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Nhìn vào Bảng 2.1: ta thấy nguồn vốn của Công ty tăng đều qua các năm, cao nhất là năm 2004 tăng 25,6% so với năm 2003. Xem xét cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả ta thấy, nguyên nhân của việc tăng nguồn vốn là do vốn chủ sở hữu và nợ phải trả cùng tăng nhưng tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nhanh hơn tốc độ tăng của nợ phải trả. Điều này, chứng tỏ Công ty đang củng cố tiềm lực tài chính của minh bằng cách tăng nguồn vốn tự chủ nhanh hơn, bên cạnh đó vẫn tận dụng nguồn vốn quan trọng bên ngoài. Hay nói cách khác, Công ty tận dụng được lợi ích từ cơ cấu vốn do sử dụng nợ, tăng vốn chủ sở hữu Công ty có thể hạn chế các rủi ro tài chính. Để thấy rõ hơn vấn đề này ta đi vào nghiên cứu một số hệ số sau:

* Hệ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn

Thông thường trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, bằng cách này hay cách khác các doanh nghiệp đều huy động nợ, nên nguồn vốn của Công ty bao gồm có vốn chủ sở hữu và nợ phải trả, Hệ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn phản ánh sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của Công ty, nếu hệ số này cao nghĩa là nguồn vốn của công ty được tạo thành chủ yếu là

do nợ và ngược lại, hệ số này thấp hàm ý rằng tình hình tài chính của công ty lành mạnh.

Bảng 2. 2: Các hệ số phản ánh cơ cấu vốn của Công ty

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 1. Vốn chủ sở hữu 41517,1 76997,3 45000 52994,1 61207.8 2. Nợ phải trả 424931,9 509033,5 581056.5 632016,0 690329,4 - Nợ dài hạn 13471,7 6114,3 44146,9 42321,4 83944,4 - Nợ ngắn hạn 411460,2 502919,2 536909,6 589694,6 606385,0 3. Tổng nguồn vốn 466449,0 586030.8 626056,5 685010,1 751537,2 4. Nợ phải trả/tổng nguồn 91,1 86,9 92,8 92,3 91,9 - Nợ dài hạn/tổng nguồn 2,9 1,0 7,1 6,2 11,2 - Nợ ngắn hạn/tổng nguồn 88,2 85,8 85,8 86,1 80,7 5. Vốn CSH/tổng nguồn (%) 8,9 13,1 7,2 7,7 8,1 6. Vốn CSH/nợ dài hạn (%) 308,2 1259,3 101,9 125,2 72,9 7. Tài sản dài hạn (TSDH) 67271,8 108625,3 111946,7 105379,5 134415,2 8. TSDH/tổng tài sản (%) 14,4 18,5 17,9 15,4 17,9 9. Nguồn DH/tổng nguồn (%) 11,8 14,2 14,2 13,9 19,3

Nguồn: Phòng tài chính - Kế toán

Hệ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn được hiểu là trong 100 đồng vốn của Công ty thì có bao nhiêu đồng đi vay. Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, trong suốt một thời kỳ từ năm 2003-2007, nguồn vốn của Công ty chủ yếu được tạo bởi nợ phải trả, trong 100 đồng vốn có đến hơn 90 đồng là nợ (năm 2004 Công ty đang tiến hành quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp, chủ trương của Công ty là giảm các khoản nợ nhằm làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của Công ty, do vậy có hệ số nợ phải trả/tổng nguồn là nhỏ nhất là 86,9%).

* Hệ số vốn CSH/tổng nguồn

Thời kỳ trước khi cổ phần hoá: từ năm 2004 trở về trước nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty là vốn Nhà nước giao, có ba nguồn cơ bản: Vốn giao ban đầu khi Công ty mới được thành lập hoặc do Nhà nước cấp bổ sung trong quá trình kinh doanh; Vốn do Công ty tự bổ sung; một bộ phận nhỏ gồm các khoản phải nộp ngân sách được giữ lại Công ty để bổ sung vốn. Nhìn vào Bảng 2.2 ta thấy nguồn vốn chủ sử hữu của Công ty tăng dần từ năm 2003 và tăng cao đỉnh điểm là năm 2004 với 76997,3 triệu đồng. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng chủ yếu được bổ sung từ nguồn lợi nhuận không chia.

Thời kỳ sau khi cổ phần hoá: năm 2005 vốn chủ sở hữu của Công ty là 45 tỷ đồng do các cổ đông góp vốn tạo thành, và nguồn vốn này tăng dần trong các năm, với tốc độ tăng bình quân 16,6%/năm.

Có thể nói Công ty đã không ngừng làm gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu, tuy nhiên, việc gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu cần phải đặt trong tương quan với tốc độ tăng nguồn, thì mới có thể xem xét một cách toàn diện Công ty đang dần dần làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của mình hay không? Xem xét hệ số vốn CSH/tổng nguồn sẽ thấy được điều này.

Nếu như hệ số nợ phải trả/tổng nguồn phản ánh sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài của Công ty, thì hệ số vốn CSH/tổng nguồn phản ảnh sự tự chủ tài chính của Công ty, tức là trong 100 đồng vốn của Công ty có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu. Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, vốn chủ sở hữu của công ty chỉ chiếm khoảng trên dưới 8% trong tổng nguồn, cao nhất là năm 2004 là 13,1%, thấp nhất là năm 2005 là 7,2%, điều này cũng được giải thích do năm 2004 công ty đang trong quá trình cổ phần hoá, nên chủ chương của Công ty là tăng vốn chủ sở hữu nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính của công ty. Năm 2005, sau khi cổ phần hoá vốn chủ sở hữu giảm 41,6% so với năm 2004 còn 45 tỷ đồng thì tổng nguồn tăng lên 6,8% so với năm 2004 là do

tăng phần nợ phải trả lên 14,1%. Vì vậy, hệ số vốn CSH/tổng nguồn giảm xuống còn 7,2% so với năm 2004 là 13,1%.

Tóm lại: Nguồn vốn của Công ty được hình thành chủ yếu từ nguồn nợ phải trả, mặc dù có tốc độ tăng nhanh nhưng vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn. Đây cũng là tình hình chung của Ngành xây dựng. Theo kết quả Điều tra 375 doanh nghiệp Nhà nước do Cục tài chính doanh nghiệp - Bộ Tài chính tiến hành năm 2003 cho thấy ngành xây dựng là ngành có hệ số tự chủ tài chính hay hệ số vốn CSH/tổng nguồn là thấp nhất trong các ngành chỉ chiếm khoảng trên 10% trong tổng nguồn.

Qua nghiên cứu hai hệ số nợ phải trả/tổng nguồn và vốn CSH/tổng nguồn cho ta kết luận, Công ty đã biết sử dụng nợ trong cơ cấu vốn của mình, thậm chí đôi khi còn lạm dụng thái quá của việc sử dụng nợ tài trợ cho các tài sản của mình, Chính vì vậy Công ty thu được khoản tiết kiệm thuế, nhưng ngược lại Công ty cũng sẽ phải đối mặt với các rủi ro tiềm ẩn trong cơ cấu vốn của mình.

Bảng 2.3: Bảng tính toán khoản tiết kiệm thuế

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007 Nợ phải trả (1) 424931,9 509033,5 581056.5 632016,0 690329,4 Vay NH+DH (2) 123586,1 142219,7 206277,8 199756,2 161279,1 Vay ngắn hạn (NH) 110114,4 136105,4 162130,8 157434,7 141303,6 Vay dài hạn (DH) 13471,7 6114,3 44147,0 42321,5 19975,5 (2)/(1) (%) 29,1 27,9 35,5 31,6 23,4

Chi phí lãi vay 8660,3 9764,8 8060,5 15567,2 7384,1

Khoản tiết kiệm thuế 2424,9 2734,1 2256,9 4358,8 2067,5

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Để tính toán được khoản tiết kiệm thuế, ta cần xem xét cơ cấu nợ phải trả của Công ty như thế nào. Rõ dàng, không phải khoản nợ phải trả nào cũng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tạo ra khoản tiết kiệm thuế mà chỉ những khoản nợ phải trả mà phát sinh chi phí lãi vay được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoảng tiết kiệm thuế được tính bằng chi phí lãi vay nhân với thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28%.

Từ Bảng 2.3 ta thấy các nguồn nợ phải trả tạo ra khoản tiết kiệm thuế lại chiếm một tỷ trọng nhỏ, cao nhất là năm 2005 là 35,5%, thấp nhất là năm 2007 chỉ chiếm 23,4% trong tổng nợ phải trả. Như vậy, phần lớn nợ phải trả của Công ty lại không phải là vay ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác, mà chủ yếu là các khoản nợ gần như không phải trả chi phí như: phải trả nhà cung cấp, người mua trả tiền trước và phải trả nội bộ khác,.. Trên cơ sở chi phí lãi vay và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 28% tác giả tính toán được khoản tiết kiệm thuế qua các năm cao nhất là năm 2006 là 4358,8 triệu đồng, thấp nhất là năm 2007 là 2067,5 triệu đồng.

Việc xác định được khoản tiết kiệm thuế là một trong các căn cứ quan trọng đánh giá cơ cấu vốn của Công ty.

* Hệ số nợ dài hạn/tổng nguồn vốn

Nợ dài hạn của các doanh nghiệp bao gồm có hai bộ phận: vay dài hạn ngân hàng và phát hành trái phiếu, tuy nhiên đối với Công ty chủ yếu là vay dài hạn ngân hàng.

Qua bảng 2.2 có thể thấy hệ số nợ dài hạn/tổng nguồn vốn có sự biến động không đều qua các năm, thấp nhất là năm 2004 (năm 2004 Công ty đang tiến hành cổ phần hoá nên chủ trương của Công ty là giảm thiểu các khoản nợ) là trong 100 đồng vốn của Công ty chỉ có 1 đồng là vay dài hạn, con số này quá ít ỏi có thể coi là không đáng kể. Cao nhất là năm 2007 thì trong 100 đồng vốn của Công ty có 11,2 đồng là vay dài hạn. Nhìn chung, hệ số này chưa phải là cao nhưng có hai xu hướng: trước cổ phần hoá hệ số này có xu hướng giảm nhằm làm lành mạnh hoá tình hình tài chính của Công ty, sau khi

tiến hành xong cổ phẩn hoá hệ số này lại có xu hướng tăng. Đây là dấu hiệu rất đáng mừng vì Công ty đã dần dần biết sử dụng lợi ích của cơ cầu vồn (cơ cầu vốn là tỷ lệ tương quan giữa nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu), vì từ trước đến nay, các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và Công ty nói riêng không có thói quen sử dụng vốn vay dài hạn, mà chủ yếu dùng các nguồn vốn ngắn hạn như vay ngắn hạn, phải trả nhà cung cấp, hay người mua trả tiền trước,...

*Hệ số tài sản dài hạn (TSDH)/tổng tài sản

Nợ dài hạn kết hợp với vốn chủ sở hữu của Công ty tạo nên nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn dài hạn có một đặc điểm rất quan trọng đó là tính ổn định lâu dài, vì vậy nguồn này thường được đầu tư cho các dự án có tuổi thọ cao, các loại tài sản có thời gian thu hồi vốn lâu đó là tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn. Nguyên tắc của đầu tư là: tài sản được đầu tư và nguồn tài trợ cho các tài sản đó phải tương thích với nhau về kỳ hạn. Nếu dùng nguồn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn, sẽ tiềm ẩn các nguy cơ rủi ro cao, vì có thể tài sản đó có khả năng sinh lời cao nhưng chưa tới lúc tạo ra các nguồn thu thì đã đến kỳ hạn thanh toán các khoản nợ. Nghiên cứu hệ số nguồn dài hạn (DH)/tổng nguồn này kết hợp với một số hệ số khác như TSDH/tổng nguồn sẽ cho ta thấy chính sách tài trợ của Công ty là mạo hiểm hay không.

Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy, TSDH/tổng tài sản, biến động không đều theo các năm, cao nhất là năm 2004 là 18,5% nghĩa là trong 100 đồng tài sản của Công ty có 18,5 đồng tài sản dài hạn, thấp nhất là năm 2003 là 14,4%, trong 100 đồng tài sản có 14,4 đồng tài sản dài hạn. Tính trung bình tài sản dài hạn/tổng tài sản là 17,5%/năm.

Bảng 2.4: So sánh hệ số TSDH/TS và Nguồn DH/NV

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

TSDH/tổng tài sản 14,4 18,5 17,9 15,4 17,9

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

So sánh với hệ số nguồn dài hạn/tổng nguồn tại Bảng 2.4 ta thấy từ năm 2003 đến năm 2006, thì hệ số nguồn dài hạn/tổng nguồn nhỏ hơn so với hệ số TSDH/tổng tài sản khoảng 3 - 5%. Như vậy, trong những năm này Công ty đã dùng một phần nguồn ngắn hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn, vì vậy chính sách tài trợ của Công ty là tương đối mạo hiểm. Tuy nhiên, đến năm 2007, chênh lệch nguồn dài hạn/tổng nguồn so với TSDH/tổng tài sản gần 2%, như vậy công ty đã dùng toàn bộ nguồn dài hạn để tài trợ cho các tài sản dài hạn, ngoài ra một phần của nguồn dài hạn nữa được dùng để tài trợ cho các tài sản lưu động. Điều này đảm bảo tính an toàn trong chính sách tài trợ của Công ty, nhưng Công ty sẽ mất chi phí vốn cao hơn, vì nguồn dài hạn bao giờ cũng có chi phí vốn cao hơn nguồn ngắn hạn. Đây là điều bất hợp lý trong cơ cấu vốn của Công ty.

* Hệ số vốn chủ sở hữu/nợ dài hạn

Hệ số này cho biết mối tương quan giữa vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn. Từ bảng 2.2 ta thấy, hệ số này biến động theo hai thời kỳ: Trước cổ phần hoá hệ số này có xu hướng tăng, cao nhất là năm 2004 vốn chủ sở hữu gấp hơn 12 lần nợ dài hạn; sau cổ phần hoá hệ số này có xu hướng giảm thấp nhất năm 2007 là 72,9%. Như vậy, có thể thấy được sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu vốn của Công ty, mặc dù vốn chủ sở hữu có tốc độ tăng cao nhưng hệ số vốn chủ sở hữu/nợ dài hạn giảm, chứng tỏ nợ dài hạn có tốc độ tăng nhanh hơn vốn chủ sở hữu. Công ty đã chủ động trong việc huy động vốn dài hạn từ các nguồn bên ngoài, nhằm tài trợ cho các tài sản dài hạn của Công ty, trong năm 2007 mặc dù hệ số TSDH/tổng tài sản tăng lên là 17,9% nhưng Nguồn DH/tổng nguồn tăng lên tới 19,3%, nguyên nhân chủ yếu là do tăng vay dài hạn của Công ty. Nhờ vậy, Công ty đã thực hiện thành công chính sách tài trợ bền vững. Tuy nhiên, nếu xét trên giác độ khả năng thanh toán, thì trong tổng

nguồn dài hạn, vốn chủ sở hữu của Công ty nhỏ hơn nợ dài hạn, nên khả năng thanh toán của Công ty là không cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong cơ cấu vốn.

Tóm lại: Qua phân tích các hệ số trên ta thấy, trong tổng nguồn vốn của Công ty được tạo thành chủ yếu từ nợ phải trả tới hơn 90%. Việc sử dụng nợ trong cơ cấu vốn của mình giúp Công ty tận dụng được khoản tiết kiệm thuế, nhưng khoản lợi ích này lại không nhiều do nợ phải trả chi phí lãi vay lại chiếm tỷ trọng thấp trong tổng nợ phải trả chỉ khoảng 30%. Như vậy, khoản tiết kiệm thuế không cao, nhưng Công ty phải đối mặt với rủi ro tiềm ẩn trong cơ cấu vốn lớn. Tuy nhiên, khi xem xét đến chính sách tài trợ cho các tài sản dài hạn của Công ty thì thấy Công ty đang theo đuổi chính sách tài trợ vững chắc (đặc biệt năm 2007). Như vậy, nợ phải trả chủ yếu là nợ ngắn hạn được tài trợ cho các tài sản lưu động, điều này là hoàn toàn hợp lý theo sự tương thích về kỳ hạn giữa tài sản và nguồn tài trợ. Để có thể đánh giá một cách toàn diện về cơ cấu vốn của Công ty, thì việc đánh giá chi phí vốn là rất quan trọng .

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu vốn của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (Trang 50 - 58)