Chi phí vốn của Công ty

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu vốn của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (Trang 58 - 63)

Để đánh giá được cơ cấu vốn của Công ty, ta cần tính toán được chi phí vốn của Công ty.

* Chi phí của nợ vay

Hiện nay, Công ty là bạn hàng thân tín của ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình; ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Các ngân hàng này đáp ứng kịp thời nhu cầu về vay ngắn hạn, dài hạn của Công ty.

Chi phí nợ vay trước thuế: Chi phí nợ vay trước thuế căn cứ vào lãi suất cho vay của các ngân hàng, thường được ấn định trong từng hợp đồng vay khác nhau. Nhìn chung lãi suất này tăng dần trong các năm, cao nhất là 2007 lên tới 14,4%/năm cho các khoản vay ngắn hạn và 16,2%/năm cho các khoản

vay dài hạn. Như vậy, trong tình hình lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao, sẽ đẩy chi phí vay nợ tăng lên tạo áp lực rất lớn cho Công ty, làm sao phải tăng lợi nhuận trên một đồng vốn bỏ ra, để vừa đảm bảo sức sinh lời của đồng vốn đó có thể trả được lãi tiền vay lại có thể đem lại lợi nhuận cho chủ sở hữu. Vấn đề này đòi hỏi Công ty phải lựa chọn các dự án thực sự có hiệu quả, có khả năng sinh lời cao trong tương lai.

Bảng 2.5: Cơ cấu vốn của Công ty từ năm 2003-2007

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

Tổng nguồn vốn 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nợ phải trả 91,1 86,9 92,8 92,3 91,9

Nợ ngắn hạn phải trả chi phí 23,6 23,2 25,9 23,0 18,8

Nợ ngắn hạn không phải trả chi phí 64,6 62,6 59,9 63,1 61,9

Nợ dài hạn phải trả chi phí 2,9 1,0 7,1 6,2 2,7

Nợ dài hạn không phải trả chi phí 0,0 0,0 0,0 0,0 8,5

Nguồn vốn chủ sở hữu 8,9 13,1 7,2 7,7 8,1

- Vốn góp cổ phần 0,0 0,0 7,2 6,6 6,4

- Vốn NSNN cấp 4,7 13,0 0,0 0,0 0,0

- Nguồn vốn quỹ 3,9 0,0 0,0 0,0 0,4

- Nguồn vốn kinh phí 0,1 0,0 0,0 0,0 0,0

- Lợi nhuận chưa phân phối 0,3 0,1 0,0 1,1 1,3

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Nếu tất cả các khoản nợ ngắn hạn và dài hạn của Công ty đều là vay ngân hàng và đều phải chịu mức chi phí vốn như tính ở trên thì thực sự là một điều đáng lo cho Công ty, vì trung bình hàng năm Công ty chi trả cổ tức cho các cổ đông phổ thông là 10%/năm, so với con số này thì chi phí nợ vay của Công ty là khá cao. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn phải trả chi phí lại chưa bằng 1/2 nợ ngắn hạn không phải trả chi chí (năm 2007 nợ ngắn hạn phải trả chi phí chưa bằng 1/3 nợ ngắn hạn không phải trả chi phí), vì vậy tổng chi phí của các

khoản nợ ngắn hạn sẽ không cao. Vay nợ dài hạn phải trả chi phí cũng vậy, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn nên tổng chi phí nợ dài hạn cũng không đáng kể.

Chi phí nợ được tính là chi phí nợ sau thuế, nên chi phí vay nợ mà Công ty thực sự phải trả được tính bằng chi phí nợ vay trước thuế nhân với (1-thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp).

Bảng 2.6: Chi phí nợ vay từ năm 2003– 2007

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2003 2004 2005 2006 2007

Chi phí nợ trước thuế

Ngắn hạn 8,40 8,75 10,00 10,15 14,4

Dài hạn 10,20 10,50 11,85 11,90 16,20

Chi phí nợ sau thuế

Ngắn hạn 6,05 6,31 7,20 7,31 10,37

Dài hạn 7,34 7,56 8,53 8,57 11,66

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

* Chi phí vốn chủ sở hữu: Chi phí này bao gồm có: chi phí cổ phiếu ưu tiên, chi phí lợi nhuận không chia và chi phí cổ phiếu thường. Đối với Công ty, có thể là chia thành hai thời kỳ:

Thời kỳ trước cổ phần hoá: Công ty là một doanh nghiệp Nhà nước, nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty là do Nhà nước cấp phát, khi đó chi phí vốn ngân sách cấp chính là “thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước” cơ sở tính và nguồn gốc nộp khoản thu này Nhà nước thay đổi theo từng thời kỳ:

Giai đoạn 1: Từ năm 1991 đến năm 1996 thực hiện theo Nghị định số 22/NĐ-HĐBT, ngày 24/1/1991 quy định chế độ sử dụng vốn ngân sách Nhà nước. Theo Nghị định này khoản thu nộp được tính vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp bằng một tỷ lệ phần trăm trên số vốn được sử dụng trong kỳ của doanh nghiệp (khoảng từ 0,2%/tháng đến 0,5%/tháng).

Giai đoạn 2: Từ năm 1996-2002 thực hiện theo Nghị định số 59/1996/NĐ-CP ngày 3/10/1996 về quy chế quản lý tài chính đối với các

doanh nghiệp Nhà nước và Nghị định số 27/1999/NĐ-CP ngày 20/4/1999 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 59/1996/NĐ-CP ngày 3/10/1996 thì khoản thu sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước được tính vào thu nhập sau thuế, sau khi đã bù lỗ năm trước.

Giai đoạn từ 2002 đến nay: Theo Quyết định của Quốc hội thì khoản thu này đã được bãi bỏ, cho phép doanh nghiệp không phải nộp cho Nhà nước mà được giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư. Vậy thu sử dụng vốn ngân sách Nhà nước được xác định trên cơ sở số liệu về khoản nộp ngân sách nhà nước doanh nghiệp được giữ lại bổ sung vốn chia cho tổng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp

Bảng 2.7: Chi phí vốn chủ sở hữu trước cổ phần hoá

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2002 2003 2004

Vốn NS Nhà nước 21290,59 27790,59 76132,99

Khoản nộp NSNN được giữ lại 1204,823 2930,37

Chi phí vốn chủ sở hữu 5,66 13,45 9,55

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Vốn ngân sách Nhà nước có tại Công ty chính là nguồn vốn kinh doanh của Công ty nằm trong phần nguồn vốn quĩ của Công ty. Hàng năm, khoản nộp ngân sách Nhà nước Công ty được giữ lại được Công ty hạch toán và đưa vào phần quỹ đầu tư phát triển của Công ty thuộc nguồn vốn quĩ. Căn cứ vào số liệu của Công ty, tác giả đã tính toán được chi phí vốn chủ sở hữu ở Bảng 2.7: năm 2002 là 5,66%, nhưng sang năm 2003 do khoản nộp ngân sách Nhà nước Công ty được giữ lại tăng đột biến đã kéo chi phí vốn chủ sở hữu tăng đột biến lên 13,45%. So với mức chi phí vốn chủ sở hữu của Ngành xây dựng được tác giả Trần thị Thanh Tú tính toán trong luận văn tiến sĩ chỉ ở mức hơn 3%, thì chi phí vốn chủ sở hữu của Công ty là tương đối cao.

Năm 2004 là năm Công ty chuẩn bị cho việc cổ phần hoá, do vậy Công ty không tiến hành trích lập các quĩ cũng như tính toán khoản nộp NSNN Công ty được giữ lại mà gộp chung toàn bộ thành Vốn chủ sở hữu có bản chất

là nguồn vốn ngân sách Nhà nước và phần lợi nhuận không chia. Vì vậy chi phí vốn chủ sở hữu năm 2004 được tính bằng trung bình cộng chi phí vốn chủ sở hữu của hai năm 2002 và 2003 là 9,55%.

Chi phí lợi nhuận không chia: Lợi nhuận không chia là khoản còn lại của lợi nhuận sau thuế sau khi đã trích lập nguồn vốn quĩ, nguồn vốn kinh phí và bù lỗ năm trước, vì vậy nguồn gốc hình thành nguồn vốn quĩ và nguồn vốn kinh phí của Công ty là từ lợi nhuận sau thuế, nên khi tính chi phí vốn của nguồn vốn quĩ và nguồn vốn kinh phí có bản chất như lợi nhuận không chia.

Trong thời kỳ trước cổ phần hoá, Công ty chưa phát hành cổ phiếu nên không có cơ sở để tính chi phí lợi nhuận không chia theo phương pháp CAPM và phương pháp luồng tiền chiết khấu, vì vậy ở đây tác giả lựa chọn phương pháp lãi suất chiết khấu cộng với phần thưởng rủi ro.

Theo phương pháp này, các nhà phân tích thường dự đoán chi phí của lợi nhuận không chia của một doanh nghiệp bằng việc cộng một mức bù rủi ro khoảng từ 3-5% vào lãi suất nợ dài hạn của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có rủi ro cao xếp hạng thấp và có nợ với lãi suất cao sẽ có chi phí lợi nhuận không chia cao.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 là một doanh nghiệp thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội theo các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng thì Công ty được đánh giá ở mức độ trung bình khá trong các công ty xây dựng hiện nay, với mức độ đó tác giả sẽ cộng 4% vào lãi suất nợ dài hạn của Công ty để tính chi phí lợi nhuận không chia.

Bảng 2.8: Chi phí lợi nhuận không chia, thời kỳ trước cổ phần hoá

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2003 2004

Lãi suất nợ dài hạn (sau thuế) 7,34 7,56

Chi phí lợi nhuận không chia 11,34 11,56

Nhìn vào bảng 2.8, ta thấy chi phí lợi nhuận không chia và các nguồn có bản chất như lợi nhuận không chia là tương đối cao, sang phần sau khi tính các chỉ số sinh lời ta sẽ so sánh các chi phí này với các chỉ số đó, để có kết luận về thực trạng cơ cấu vốn của Công ty.

Thời kỳ sau cổ phần hoá: Thời kỳ này được tính từ năm 2005 đến nay, trong thời kỳ này nguồn vốn của công ty bao gồm: Vốn góp cổ phần; lợi nhuận không chia; nguồn vốn quĩ; và nguồn kinh phí khác.

Năm 2005, Công ty tiến hành cổ phần hoá với 4.500.000 cổ phiếu thường có mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, phát hành trên thị trường OTC. Vốn điều lệ của Công ty là 45 tỷ đồng, trong suốt 3 năm qua Công ty đã chia lợi tức cho các cổ đông với tỷ lệ là 10%/năm. Cũng theo tính toán của phòng Tài chính - Kế toán Công ty thì chi phí phát hành chiếm 8,5% tổng giá trị phát hành.

Để tính chi phí cổ phiếu thường ở đây tác giả áp dụng phương pháp luồng tiền chiết khấu với tỷ lệ tăng trưởng cổ tức bằng 0.

Vậy chi phí cổ phiếu thường được tính bằng công thức:

Một phần của tài liệu Đổi mới cơ cấu vốn của công ty cổ phần đầu tư và xây dựng số 4 (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(66 trang)
w