C. Kém hiệu quả B Kéo dà
Phần thứ ba
3.2.3. Hoàn thiện các mối quan hệ có tính nguyên tắc làm cơ sở cho việc hòan thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đô thị.
hòan thiện quản lý nhà nước trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng đô thị.
Thư nhất: Quan hệ giữa tập trung dân chủ và phân cấp quản lý trong xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị:
Cơ sở hạ tầng đô thị là hàng hoá công cộng có tầm quan trọng về kinh tế - xã hội, thường thu đựơc lợi nhuận thấp, thời gian hoàn vốn dài nên có nhiều rủi ro (như tiền mặt mất giá, chính sách thay đổi, thiên tai, địch hoạ, kỹ thuật lạc hậu) nên thường do Nhà nước đảm nhận.
Nhà nước có vai trò quản lý và điều chỉnh để đảm bảo cung cấp các dịch vụ cơ sởu hạ tầng, đảm bảo nhu cầu cuộc sống của nhân dân, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất và làm dịch vụ của các doanh nghiệp, đảm bảo cho dịch vụ có được một cách kịp thời. Đây là vai trò của Nhà nước tác động trực tiếp vào khâu quản lý để điều tiết nền kinh tế nói chung và lĩnh vực cơ sở hạ tầng nói riêng phát triển bền vững.
Tuy nhiên, như trên đã phân tích, Chính phủ cũng có những hạn chế nhất định trong quản lý và nguồn tài chính phát triển cơ sở hạ tầng đô thị từ ngân sách.
Do đó, Chính phủ cũng cần tạo điều kiện và mở rộng chức năng cung ứng dịch vụ công cộng cho khu vực kinh tế tư nhân và cộng đồng tham gia thực hiện các quyền dân chủ về quản lý, thực hiện nghĩa vụ đóng góp và thu hút mọi nguồn vốn, tăng thêm hiệu quả quản lý và phát triền cơ sở hạ tầng đô thị của quốc gia.
Phân cấp quản lý là sự phân định và xếp hạng các đô thị theo quy mô, vị trí hay tầm quan trọng của từng đô thị trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của vùng hay địa phương để từ đó xác định các chính sách quản lý, đầu tư thích hợp.
Giữa phân loại và phân cấp quản lý có mối quan hệ chặt chẽ, nguyên tắc chung là dựa vào phân loại để phân cấp quản lý. Đây là một trong những nguyên tắc nhằm phân định chức năng và quyền hạn quản lý của chính quyền các cấp cho thích hợp, tránh sự trùng chéo hoặc bỏ sót.
Ở Việt Nam, trên cơ sở phân loại đô thị, việc phân cấp quản lý hành chính nhà nước đối với các đô thị như sau:
-Đô thị loại 1 và loại 2 chủ yếu do Nhà nước Trung ương quản lý.
- Đô thị loại 3 và 4 chủ yếu do Ủy ban nhân dân tỉnh( thành phố) quản lý - Đô thị loại 5 chủ yếu do Ủy ban nhân dân Huyện quản lý.
Thư hai: Quan hệ giữa tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý cơ sở hạ tầng đô thị:
Sự hình thành và phát triển, quy mô và định hướng phát triển của cơ sở hạ tầng đô thị nói chung phụ thuộc vào quy hoạch hoặc tổng thể không gian đô thị. Quy hoạch tổng thể không gian đô thị chỉ thực hiện có hiệu quả khi cơ sở hạ tầng đô thị được xây dựng đồng bộ và đi trước một bước.
Nguyên tắc này xuất phát từ thực tiễn của sự tăng trưởng kinh tế phát sinh nhu cầu phát triển CSHT đô thị với một quy mô lớn, nhất là trong xu thế bùng nổ đô thị hoá toàn cầu với một tốc độ choáng ngợp. Thực tiễn này, đã gây ra hệ quả
phát sinh ngày càng gay gắt, trực tiếp có ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống giao thông trong các trung tâm kinh tế đô thị, hệ thống điện gia dụng và công nghiệp, nước sạch cho các hộ gia đình và sản xuất, hệ thống thu gom và xử lý các chất thải rắn và lỏng, kho tàng, bến cảng đều bị sử dụng quá tải nhưng không được đầu tư nâng cao và mở rộng thoả đáng để đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội.
Ở Việt Nam, điều này càng trở nên gay gắt và cấp bách hơn, do nhu cầu phát triển sau thời kỳ đổi mới và việc đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế để giải quyết vấn đề nghèo khổ, xoá đói giảm nghèo và sự nghiệp phát triển công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, ngoài ra do tăng trưởng kinh tế nên dân chúng ngày càng nhận thức sâu sắc hơn và đòi hỏi Chính phủ phải cung cấp tiện ích công cộng và dịch vụ xã hội liên quan đến điện nước sinh hoạt, xử lý rác thải tốt và chất lượng cao. Tất cả những điều đó đòi hỏi sự quản lý và phát triển cơ sở hạ tầng đô thị phải theo kịp với tốc độ phát triển đô thị, tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải gắn với phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở hạ tầng là tác nhân chính của sự phảt triển hoặc kìm hãm sư phát triển kinh tế – xã hội. Do vậy, giải quyết vấn đề đô thị hoá cũng có nghĩa đi đôi với việc giải quyết cơ sở hạ tầng đô thị.
Ngân hàng thế giới và nhiều nước đi trước đã khuyến nghị với Chính phủ các nước đang phát triển trong đó có Chính phủ Việt Nam rằng: Cơ sở hạ tầng thích hợp giúp xác định quốc gia ngày thành công hay thất bại qua việc đa dạng hoá sản xuất, mở rộng thương mại, giải quyết vấn đề tăng trưởng dân số, giảm thiểu nghèo khó hoặc cải tiến các điều kiện về môi trường. Cơ sở hạ tầng tốt làm tăng năng suất, giảm phí sản xuất, nhưng nó cần theo kịp với sự tăng trưởng ... Loại hình hạ tầng được xây dựng tại một nơi nào đó đều có thể giúp giảm bớt
tình trạng nghèo khó. Các dịch vụ hạ tầng không chỉ giúp việc giảm nghèo mà còn góp phần lphát triển vững môi trường. Thị dân nghèo đều trực tiếp hưởng phúc lợi từ các dịch vụ hạ tầng tốt bởi họ sống tập trung và là đối tượng gánh chịu những điều kiện mất vệ sinh, ô nhiễm từ các chất thải và hiểm họa do tai nạn.
Thứ ba: Quan hệ giữu quy mô đô thị với hệ thống các phương tiện vật chất, CSHT phục vụ cho sự phát triển đô thị:
Cơ sở hạ tầng đô thị không chỉ phụ thuộc vào trình độ quy mô phát triển, sản xuất, dịch vụ, mật độ dân cư, mà còn phụ thuộc vào các phương tiện đi lại, các thiết bị sinh hoạt của dân cư. Đây là nguyên tắc hệ thống đảm bảo cho việc quản lý phù hợp vớii các đặc trưng và mục tiêu của hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị được thực hiện một cách tốt đẹp.
Tính hệ thống đòi hỏi, trong việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng đô thị, nhà quản lý phải căn cứ vào quy mô đô thị, quy mô hoạt động sản xuất và dịch vụ, quy mô dân cư để bố trí hệ thống các phương tiện đi lại, các thiết bị phục vụ sinh hoạt của dân cư, sao cho mọi cơ quan, tổ chức, mọi người dân sống trên phạm vi đô thị, có đựợc sự phụ vụ đồng bộ, thuận tiện. Khi quy mô đô thị thay đổi, hệ thống phục vụ phải thay đổi kịp thời. Điều này rất quan trọng đối với quản lý sự phát triển của các đô thị du lịch bởi lẽ quy mô dân số của các đô thị này thường có sự biến động cơ học. Do vậy, việc tính toán hệ thống các phương tiện phục vụ phải sao cho đạt được ở mức tối đa. Tất nhiên, việc phát triển cơ sở hạ tầng của các đô thị này cũng phải tính tời thời kỳ quy mô dân số giảm cơ học để có phương án sử dụng hiệu quả nhất các phương tiện vật chất đã có.
3.2.4.Tăng cường tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với lĩnh vực cơ sở hạ tầng các thành phố du lịch.
. Như trên đã phân biệt 2 chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh hay quản lý kinh tế vi mô và quản lý nhà nước vĩ mô:hay quản lý kinh tế vĩ mô
- Trong trường hợp nhà nước trực tiếp sản xuất và cung ứng CSHT với tính cách là dịch vụ (hàng hóa) công cộng. Trong trường hợp này Nhà nước vừa là người chủ đâu tư, vủa là người trực tiếp sản xuất và cung ứng dịch vụ công cộng . Để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư CSHT tất yếu phấi nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, Điều có ý nghĩa quyết định sự thành công là chẩt lượng con người và theo đó là chất lưọng tổ chức bộ maý . Muốn vậy cần thực hiện tốt công tác tuyển dụng người có năng lực lập dự án, thẩm định dự án, lựa chọn nhà thầu, tổ chức đấu thầu dự án, phê duyệt dự án tiền khả thi đảm bảo sao cho bộ máy quản lý và nhà thầu có năng lực triển khai đúng tiến độ,chất lượng và hiệu quả .
- Trong trường hợp những công trình CSHT nào mà Nhà nước không trực tiếp sản xuất và cung ứng mà do tư nhân và các tổ chức xã hội khác đảm nhiệm, thì nhà nước quản lý lĩnh vực này theo kiểu gián tiếp - quản lí vĩ nô . Vì vây đội ngũ cán bộ quản lý vĩ mô cần được tăng cường người có phẩm chất đạo đức,năng lực nắm bắt lụật pháp, chính sách và cơ chế,, có trình độ thẩm định phê duyệt dự án, phát hiện những sai phạm của tư nhân và các tổ chức xã hội để uốn nắn kip thời, qua đó khắc phục có hiệu quả thất thóat, lãng phí và tham nhũng đáng tiếc xãy ra.
Từ đó, căn cứ vào các tiêu chuẩn quy định đối với cán bộ để tuyển chọn đội
ngũ cán bộ phù hợp cho từng trường hợp để xây dựng từng tổ chức bộ máy quản lý kinh té vi mô và tổ chúc bộ máy quản lý vĩ mô có năng lực và có hiệu lực quản lý trong lĩnh vực CSHT các thành phố du lịch