Do yêu cầu phải nâng cao hiệu quả và chất lượng CSHT,nhanh chóng khắc phục có hiệu quả tình trạng lảng phí, thất thoát và tham

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 25 - 26)

chóng khắc phục có hiệu quả tình trạng lảng phí, thất thoát và tham nhũng trong lĩnh vực đầu tư xây dựng CSHT ở các thành phố du lịch

Theo tư duy và cách quản lý nhà nước lĩnh vực CSHT gắn liền với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước theo kiểu cũ đã làm cho việc sử dụng nguồn vốn NSNN trong đầu tư CSHT đạt hiệu quả chưa cao, hai căn bệnh lãng phí và thất thoát vốn mang tính phổ biến thường xãy ra. Vì vậy, đổi mới đê hòan thiện quản lý nhà nước đối với CSHT từ nguồn vốn NSNN là vô cùng quan trọng và không thể thiếu được. Như đã biết hiệu quả vốn đầu tư CSHT thể hiện cuối cùng ở kết quả và chất lượng công trình sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng thời gian

gắn liền với năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư CSHT .Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư - phát triển của Nhà nước ngày càng tăng, đẫ góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH, phát triển CSHT kinh tế, xã hội, tăng đáng kể năng lực sản xuất mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, tạo thêm việc làm mới, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực này tồn tại nhiều vấn đề bức xúc: một số quyết định chủ trương đầu tư thiếu chính xác; tinh trạng đầu tư dàn trải diễn ra phổ biến thể hiện trong tất cả các khâu của quá trỡnh đầu tư, từ chủ trương đầu tư, quy hoạch, lập, thẩm định dự án, khảo sát thiết kế đến thực hiện đầu tư đấu thầu, nghiệm thu, điều chỉnh tăng dự toán, thanh quyết toán và đưa công trình vào khai thác sử dụng kém chất lượng; nợ tồn đọng còn ở mức cao và có xu hướng ngày càng tăng. Những thất thoát, lãng phí trong xâyy dựng công trình làm giảm sút chất lượng của công trình, ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình so với thiết kế. Đây cũng là một thất thoát vốn cần phải tính đến, bởi lẽ công trình chỉ phục vụ được trong một số năm ít hơn số năm trong dự án được duyệt. Hai căn bệnh nói trên , mà tác hại của nó không chỉ về mặt kinh tế - chất lượng tăng trưởng kém, lạm phát gia tăng, chi phí đầu vào quá cao…, mà còn làm cho đời sống của nhân dân , nhất là những người làm công ăn lương, nhân dân nông thôn,vùng sâu, vùng xa, đời sống còn nhiều khó khăn, châm được cải thiên. Đặc biệt làm cho một bộ phận cán bộ viên chức không giữ được phẩm chất, gây bất binh trong xã hội, làm xói mòn lòng tin của dân đôi với Đảng và Nhà nước. Những bức xúc này có nguyên nhân từ quản lý nhà nước, đòi hỏi cần hàon thiện tong thời gian tới. Có thể nhận dạng hai căn bệnh lãng phí và thất thoát vốn đầu tư xây dựng CSHT qua sơ đồ 1.1 ở trang sau.

Sơ đồ 1.1: Tổn thất vốn Nhà nước trong lĩnh vực CSHT [ ] TỔN THẤT NGUỒN VỐN NHÀ

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG LĨNH VỰC CƠ SỞ HẠ TẦNG NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ DU LỊCH VIỆT NAM (Trang 25 - 26)